Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công tự chủ tài chính nhóm 1 gồm những nguồn nào?

Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công tự chủ tài chính nhóm 1 gồm những nguồn nào?

Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công tự chủ tài chính nhóm 1 gồm những nguồn nào?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 11 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định về nguồn tài chính của đơn vị như sau:

Nguồn tài chính của đơn vị
....
2. Nguồn thu hoạt động sự nghiệp
a) Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;
b) Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công;
c) Thu từ cho thuê tài sản công: Đơn vị thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công.
....

Theo đó, nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công tự chủ tài chính gồm những nguồn sau đây:

- Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;

- Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công;

- Thu từ cho thuê tài sản công: Đơn vị thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công.

Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công tự chủ tài chính nhóm 1 gồm những nguồn nào?

Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công tự chủ tài chính nhóm 1 gồm những nguồn nào? (Hình từ Internet)

Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư cần đáp ứng các điều kiện gì?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định về phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công như sau:

Phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công
1. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (sau đây gọi là đơn vị nhóm 1) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100%; có mức tự bảo đảm chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị.
Mức tự bảo đảm chi đầu tư được xác định bao gồm các nguồn sau:
- Số dự kiến trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm kế hoạch hoặc của bình quân 05 năm trước liền kề;
- Số thu phí được để lại để chi thường xuyên không giao tự chủ theo quy định.
b) Đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ sự nghiệp công xác định theo cơ chế thị trường, có tính đủ khấu hao tài sản cố định và có tích lũy dành chi đầu tư.
.....

Theo đó, đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP bằng hoặc lớn hơn 100%; có mức tự bảo đảm chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị.

Mức tự bảo đảm chi đầu tư được xác định bao gồm các nguồn sau:

+ Số dự kiến trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm kế hoạch hoặc của bình quân 05 năm trước liền kề;

+ Số thu phí được để lại để chi thường xuyên không giao tự chủ theo quy định.

- Đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ sự nghiệp công xác định theo cơ chế thị trường, có tính đủ khấu hao tài sản cố định và có tích lũy dành chi đầu tư.

Khoản chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý của đơn vị sự nghiệp công tự chủ tài chính nhóm 1 được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 3 Điều 12 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định về chi thường xuyên giao tự chủ như sau:

Chi thường xuyên giao tự chủ
Đơn vị sự nghiệp công được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 3 (phần được để lại để chi thường xuyên phục vụ công tác thu phí) và khoản 5 Điều 11 Nghị định này để chi thường xuyên. Một số nội dung chi được quy định như sau:
....
3. Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý
a) Đối với các nội dung chi đã có định mức kinh tế - kỹ thuật, chế độ chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ yêu cầu thực tế, mức giá thực tế trên thị trường địa bàn địa phương của đơn vị sự nghiệp công và khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi theo quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và chịu trách nhiệm về đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ theo quy định Nhà nước;
b) Đối với các nội dung chi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp với nguồn tài chính của đơn vị và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
....

Như vậy, khoản chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý của đơn vị sự nghiệp công tự chủ tài chính nhóm 1 được quy định như sau:

- Đối với các nội dung chi đã có định mức kinh tế - kỹ thuật, chế độ chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ yêu cầu thực tế, mức giá thực tế trên thị trường địa bàn địa phương của đơn vị sự nghiệp công và khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi theo quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và chịu trách nhiệm về đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ theo quy định Nhà nước;

- Đối với các nội dung chi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp với nguồn tài chính của đơn vị và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ.

Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Trân trọng!

Đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đơn vị sự nghiệp công lập
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 19-NQ/TW: Sắp xếp tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương thức và giá cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 11/2024/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực xây dựng được thông qua khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 4 có chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên giao tự chủ thì được sử dụng làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung 3 ngành, lĩnh vực đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển thành công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ từ ngày 10/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động có bao nhiêu thành viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề án thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động gồm những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đơn vị sự nghiệp công lập
Đinh Khắc Vỹ
15,119 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đơn vị sự nghiệp công lập

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị sự nghiệp công lập

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào