Hướng dẫn tra cứu mã hộ gia đình tại nhà đơn giản, nhanh chóng 2024?
Hướng dẫn tra cứu mã hộ gia đình tại nhà đơn giản, nhanh chóng 2024?
Hiện nay, mã hộ gia đình hiện không có định nghĩa cụ thể trong luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên, mã hộ gia đình có thể hiểu là một mã số được cấp bởi cơ quan bảo hiểm cho mỗi hộ gia đình.
Mục đích là quản lý những vấn đề liên quan đến nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của của các thành viên trong một gia đình. Mỗi gia đình sẽ có một mã hộ gia đình khác nhau.
Mã số hộ gia đình giúp dễ dàng tra cứu thông tin về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Những thông tin đó bao gồm: Quá trình tham gia bảo hiểm, thời gian đóng bảo hiểm…
Để tra cứu mã hộ gia đình nhanh chóng và dễ dàng tại nhà, có thể sử dụng cổng thông tin điện tử Việt Nam theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào website https://baohiemxahoi.gov.vn/. Tại giao diện trang chủ, hãy kéo xuống dưới và click vào biểu tượng “Tra cứu trực tuyến”.
Bước 2: Tại trang “Tra cứu trực tuyến”, chọn “Tra cứu mã số BHXH”, dòng đầu tiên bên tay phải của trang.
Bước 3: Điền thông tin của người cần tra cứu mã hộ gia đình. Bạn cần bổ sung đầy đủ mọi thông tin. Thông tin phải chính xác như đã đăng ký khi tham gia bảo hiểm xã hội.
Tiếp đó, bạn nhập số CCCD/CMND/Hộ chiếu và các thông tin cá nhân của người cần tra cứu.
Bước 4: Nhấp chọn mục “Tra cứu” để bắt đầu tra cứu thông tin.
Hướng dẫn tra cứu mã hộ gia đình tại nhà đơn giản, nhanh chóng 2024? (Hình từ Internet)
Nhóm tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình gồm những ai?
Theo Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình bao gồm:
Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1. Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.”.
2. Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.”.
3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Như vậy, nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình bao gồm:
- Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
+ Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
+ Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Cá nhân không được hưởng bảo hiểm y tế khi nào?
Tại khoản 7 Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định cá nhân không được hưởng bảo hiểm y tế khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
- Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
- Khám sức khỏe.
- Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
- Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
- Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
- Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
- Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
- Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
- Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
- Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?