Nợ thuế quá bao nhiêu ngày thì bị dừng làm thủ tục hải quan?
Nợ thuế quá bao nhiêu ngày thì bị dừng làm thủ tục hải quan?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như sau:
Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.
2. Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
.....
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như sau:
Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Ngừng sử dụng hóa đơn;
đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
....
Như vậy, theo quy định thì người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định thì có thể bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Theo đó, biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trong đó bao gồm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Do đó, doanh nghiệp có tiền thuế nợ quá 90 ngày thì bị dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nợ thuế quá bao nhiêu ngày thì bị dừng làm thủ tục hải quan? (Hình từ Internet)
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm các nội dung nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 127 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như sau:
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ ra quyết định;
c) Người ra quyết định;
d) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
đ) Lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
e) Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
g) Thời gian, địa điểm thực hiện;
h) Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
....
Như vậy, theo quy định thì quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Căn cứ ra quyết định;
- Người ra quyết định;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
- Lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
- Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
- Thời gian, địa điểm thực hiện;
- Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Không áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 131 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có tiền thuế nợ quá hạn phải thông báo chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Không áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế hoặc có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, biện pháp dừng làm thủ tục hải quan không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
- Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế hoặc có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể dục thể thao quần chúng là gì? Phong trào thể dục thể thao quần chúng được quy định như thế nào?
- Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi là bao nhiêu?
- Mẫu Thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại mới nhất từ ngày 01/12/2024?
- Hiện nay nhóm G20 gồm những nước nào? Quy hoạch tổng thể quốc gia đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân bao nhiêu % giai đoạn 2021 - 2030?
- 1 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Ngày 1 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?