Chưa tốt nghiệp THPT có được vào Đảng không?
Chưa tốt nghiệp THPT có được vào Đảng không?
Để giải đáp câu hỏi chưa tốt nghiệp THPT có được vào Đảng không?, bài viết xin dựa vào các căn cứ như sau:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng cộng sản năm 2011 có quy định như sau:
Điều 1:
....
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
.....
Ngoài ra, theo Mục 1 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định về tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng cụ thể như sau:
(Khoản 2): Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng
1.1. Về tuổi đời.
1.1.1. Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
1.1.2. Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
1.2. Về trình độ học vấn.
1.2.1. Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
1.2.2. Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.
Như vậy, một trong những điều kiện khi vào đảng là người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp THCS trở lên. Do đó, người chưa tốt nghiệp THPT nhưng đã có bằng tốt nghiệp THCS thì vẫn được vào Đảng.
Chưa tốt nghiệp THPT có được vào Đảng không? Thời điểm công nhận Đảng viên chính thức là khi nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm công nhận Đảng viên chính thức là khi nào?
Theo quy định tại Mục 4 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định về thời hạn tổ chức lễ kết nạp đảng viên, xét công nhận đảng viên chính thức, tính tuổi đảng của đảng viên cụ thể như:
Về thời hạn tổ chức lễ kết nạp đảng viên, xét công nhận đảng viên chính thức, tính tuổi đảng của đảng viên
.....
4.2. (Khoản 2): Thời điểm công nhận đảng viên chính thức.
4.2.1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày đảng viên hết 12 tháng dự bị, chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho đảng viên; nếu không đủ điều kiện công nhận là đảng viên chính thức thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên.
4.2.2. Đảng viên dự bị đủ điều kiện được công nhận là đảng viên chính thức, dù chi bộ họp chậm, cấp uỷ có thẩm quyền chuẩn y chậm, vẫn được công nhận đảng viên chính thức đúng thời điểm hết 12 tháng dự bị.
4.2.3. Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới đã qua 3 lần biểu quyết nhưng không đủ hai phần ba số đảng viên chính thức hoặc cấp uỷ viên tán thành công nhận một đảng viên dự bị là đảng viên chính thức hoặc đề nghị xoá tên trong danh sách đảng viên thì báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp và cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, quyết định.
.....
Theo đó, thời điểm công nhận Đảng viên chính thức là thời điểm hết 12 dự bị. Cụ thể, kể từ ngày đảng viên hết 12 tháng dự bị, trong vòng 30 ngày làm việc, Chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho đảng viên.
Nếu không đủ điều kiện công nhận là đảng viên chính thức thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên.
Đảng viên có quyền như thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021, đảng viên có các quyền như sau:
[1] Quyền được thông tin của đảng viên.
Định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất, theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và cấp uỷ cấp trên, các cấp uỷ đảng thông tin cho đảng viên về tình hình, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thời sự trong nước, thế giới… phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của tổ chức đảng và đảng viên, góp phần nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
[2] Quyền của đảng viên trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.
Thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
[3] Quyền của đảng viên trong việc phê bình, chất vấn tổ chức đảng và đảng viên; báo cáo, kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm.
Đảng viên được phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp; về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của đảng viên đó; chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng về ý kiến của mình.
Khi nhận được ý kiến phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị, tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm phải trả lời theo thẩm quyền, chậm nhất là 30 ngày làm việc đối với tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, 60 ngày làm việc đối với cấp huyện, tỉnh và tương đương, 90 ngày làm việc đối với cấp Trung ương.
Những trường hợp phức tạp cần phải kéo dài hơn thời gian quy định trên thì phải thông báo cho tổ chức đảng và đảng viên biết lý do.
[4] Đảng viên được thông báo ý kiến nhận xét của cấp uỷ nơi làm việc và nơi cư trú khi xem xét bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử; được trình bày ý kiến với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng khi xem xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu bản án dân sự sơ thẩm mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách viết mẫu bản án dân sự sơ thẩm?
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
- Lời căn dặn các đơn vị quân đội về tiếp quản Thủ đô Hà Nội: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói ở đâu, vào thời gian nào?
- Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên là ai?
- Mùng 3 tháng 11 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? 3/11 âm lịch 2024 là thứ mấy?