Mẫu báo cáo tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam như thế nào?

Cho tôi xin hỏi: Dịch vụ xuất nhập khẩu là gì? Mẫu báo cáo tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam như thế nào? Nhờ anh chị ban biên tập giải đáp.

Dịch vụ xuất nhập khẩu là gì?

Căn cứ quy định Tiểu mục 1.2 Mục 1 Phần 1 ban hành kèm theo Thông tư 08/2011/TT-BKHĐT quy định về dịch vụ xuất nhập khẩu như sau:

Dịch vụ xuất khẩu: Là toàn bộ các dịch vụ do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước - đơn vị thường trú của Việt Nam - cung cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài - đơn vị không thường trú.

Dịch vụ nhập khẩu: Là toàn bộ các dịch vụ do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước - đơn vị thường trú của Việt Nam - tiêu dùng/nhận từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nước ngoài - đơn vị không thường trú.

Từ đó có thể hiểu dịch vụ xuất nhập khẩu là các sản phẩm dịch vụ được xuất khẩu, nhập khẩu giữa đơn vị thường trú của Việt Nam và đơn vị không thường trú.

- Đơn vị thường trú: là các tổ chức, cá nhân đóng tại lãnh thổ Việt nam và các tổ chức cá nhân đóng tại nước ngoài, có lợi ích kinh tế trung tâm tại Việt Nam. Gồm:

+ Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam;

+ Đại sứ quán, lãnh sự quán, đại diện quốc phòng, an ninh làm việc ở nước ngoài;

+ Các văn phòng đại diện của Việt Nam ở nước ngoài;

+ Các cá nhân Việt Nam, cá nhân đại diện cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đi công tác, làm việc ở nước ngoài dưới một năm;

+ Du học sinh và người đi chữa bệnh ở nước ngoài.

- Đơn vị không thường trú: là các tổ chức, cá nhân đóng ở nước ngoài và các tổ chức, cá nhân đóng ở Việt Nam có lợi ích kinh tế trung tâm ở nước ngoài. Cụ thể gồm:

+ Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài;

+ Đại sứ quán, lãnh sự quán, đại diện quốc phòng, an ninh của nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

+ Các văn phòng đại diện của các công ty ở nước ngoài đóng tại Việt Nam;

+ Các cá nhân nước ngoài, cá nhân đại diện cho các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đến công tác, làm việc tại Việt Nam dưới một năm;

+ Du học sinh nước ngoài và người nước ngoài đến chữa bệnh tại Việt Nam.

Mẫu báo cáo tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam như thế nào?

Mẫu báo cáo tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)

Mẫu báo cáo tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam như thế nào?

Theo như quy định thì dịch vụ xuất nhập khẩu được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm toàn bộ các giao dịch mua, bán, trao đổi giữa người cư trú và người không cư trú về các sản phẩm do hoạt động dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực giao thông vận tải, du lịch, thông tin liên lạc, xây dựng, bảo hiểm, tài chính, máy tính và thông tin, quyền sử dụng giấy phép, quyền sử dụng thương hiệu và bản quyền, dịch vụ cá nhân, văn hóa, giải trí, dịch vụ Chính phủ và dịch vụ logistic.

Căn cứ quy định mẫu số 2.13 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 16/2014/NĐ-CP quy định về mẫu báo cáo tình hình xuất, nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam như sau:

Dưới đây là mẫu báo cáo tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam:

Tải về, mẫu báo cáo tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam.

Theo đó thì đơn vị lập biểu là Tổng cục Thống kê (Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ).

Đơn vị nhận biểu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngày cung cấp số liệu theo quý: ngày 30 tháng đầu quý sau.

Mã 12 nhóm ngành dịch vụ xuất nhập khẩu như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 1 Quyết định 28/2011/QĐ-TTg có quy định về mã 12 nhóm ngành dịch vụ xuất nhập khẩu như sau:

Theo đó thì Danh mục Dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam gồm 12 nhóm ngành dịch vụ và được mã hóa bằng bốn chữ số:

- Dịch vụ vận tải (mã 2050);

- Dịch vụ du lịch (mã 2360);

- Dịch vụ bưu chính và viễn thông (mã 2450);

- Dịch vụ xây dựng (mã 2490);

- Dịch vụ bảo hiểm (mã 2530);

- Dịch vụ tài chính (mã 2600);

- Dịch vụ máy tính và thông tin (mã 2620);

- Phí mua, bán quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu, bản quyền (mã 2660);

- Dịch vụ kinh doanh khác (mã 2680);

- Dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí (mã 2870);

- Dịch vụ Chính phủ, chưa được phân loại ở nơi khác (mã 2910);

- Dịch vụ Logistic (mã 9000).

Mỗi nhóm ngành dịch vụ được chi tiết thành các phân nhóm, sản phẩm và được mã hóa bằng bốn chữ số.

Trân trọng!

Xuất nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xuất nhập khẩu
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu hợp đồng ngoại thương mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp lấy mẫu để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có được phép kinh doanh chuyển khẩu hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nào có thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị giảm thuế xuất nhập khẩu theo Thông tư 06/2021/TT-BTC như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập năm 2024 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhập khẩu song song là gì? Nhập khẩu song song có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không?
Hỏi đáp Pháp luật
MSDS là gì? Doanh nghiệp không có bảng nội quy về an toàn hóa chất bị phạt không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về hoạt động quản lý tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất nhập khẩu
Đinh Khắc Vỹ
262 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xuất nhập khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào