Đề xuất bổ sung quy định về hoạt động quảng cáo của tiktoker có hơn 500.000 lượt followers?
Đề xuất bổ sung quy định về hoạt động quảng cáo của tiktoker có hơn 500.000 lượt followers?
Căn cứ khoản 19 Điều 1 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo 2012 dự kiến bổ sung quy định về hoạt động quảng cáo của tiktoker như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 như sau
...
19. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 36 như sau:
...
b) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a.Hoạt động của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng:
a) Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng là người có ảnh hưởng theo quy định tại Luật Bảo vệ người tiêu dùng hoặc những người sở hữu tài khoản mạng xã hội trên nền tảng xuyên biên giới có số lượng người theo dõi, đăng ký từ 500.000 người trở lên.
b) Hoạt động của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan về tính năng, chất lượng hàng hóa dịch vụ khi thực hiện quảng cáo.
- Phải có Hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo và phải được tổ chức, cá nhân đó đồng ý, xác nhận vào nội dung quảng cáo trước khi thực hiện;
- Khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội khi có bằng chứng cụ thể về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm”.
...
Như vậy, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo 2012 đề xuất bổ sung quy định về hoạt động quảng cáo với người nổi tiếng trên mạng xã hội có hơn 500.000 lượt followers như các tiktoker, youtuber,... cụ thể như sau:
- Phải tuân thủ các quy định về quảng cáo và các quy định khác về tính năng, chất lượng hàng hóa dịch vụ khi thực hiện quảng cáo.
- Phải có Hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo và phải được tổ chức, cá nhân đó đồng ý, xác nhận vào nội dung quảng cáo trước khi thực hiện quảng cáo;
- Khi người nổi tiếng trên mạng xã hội đăng tải ý kiến, cảm nhận về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội chỉ được thực hiện khi có bằng chứng cụ thể về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm.
Theo đó, nếu quy định này tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo 2012 được thông qua thì người nổi tiếng trên mạng xã hội có hơn 500.000 lượt followers như các tiktoker, youtuber,... sẽ cần phải tuân thủ các quy định này khi hoạt động quảng cáo.
Cá nhân, tổ chức quan tâm có thể tham khảo nội dung Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo 2012 tại đây.
Lưu ý: Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo 2012 vẫn đang trong quá trình xây dựng, lấy ý kiến!
Đề xuất bổ sung quy định về hoạt động quảng cáo của tiktoker có hơn 500.000 lượt followers? (Hình từ Internet)
Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào bị cấm quảng cáo?
Căn cứ Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định về các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo như sau:
Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thuốc lá.
3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Như vậy, có 08 loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo dưới bất kì hình thức nào, cụ thể bao gồm:
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm kinh doanh theo quy định;
- Thuốc lá.
- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
-. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi, các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cho trẻ dưới 06 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo.
- Các loại thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn bị hạn chế sử dụng hoặc khi sử dụng cần có sự giám sát của thầy thuốc theo khuyến cáo của cơ quan có thẩm quyền;
- Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo như sau:
Vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc lá;
b) Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;
c) Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo;
d) Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành;
đ) Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;
b) Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;
c) Quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Ngoài ra, căn cứ Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, các cá nhân thực hiện quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bị cấm quảng cáo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 tùy vào sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo.
Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức vi phạm bị buộc phải tháo gỡ, dỡ bỏ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo.
Lưu ý: mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?