Các phương pháp thử đá khối thiên nhiên để sản xuất đá ốp lát theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5642:1992 được quy định như thế nào?
- Các phương pháp thử đá khối thiên nhiên để sản xuất đá ốp lát theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5642:1992 được quy định như thế nào?
- Quy định về chỉ số giới hạn bền nén và hệ số hóa mềm tối thiểu của đá nguyên khai dùng để sản xuất đá ốp lát theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5642:1992 như thế nào?
- Quy định về ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản đá khối thiên nhiên để sản xuất đá ốp lát theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5642:1992 như thế nào?
Các phương pháp thử đá khối thiên nhiên để sản xuất đá ốp lát theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5642:1992 được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5642:1992 quy định về phương pháp thử đá khối thiên nhiên để sản xuất đá ốp lát như sau:
Phương pháp thử
2.1. Xác định các tính chất của đá nguyên khai theo phụ lục 1.
2.2. Đá khối được kiểm tra kích thước và khuyết tật trên từng viên.
2.3. Xác định các kích thước dài, rộng, cao của khối đá bằng thước cuộn hoặc thước thẳng kim loại, chính xác đến +1mm. Kết quả là trung bình cộng của ba lần đo.
Thể tích khối đá (m3) được tính bằng thể tích hình hộp chữ nhật nội tiếp khối đá đó. Kết quả được lấy chính xác đến số thứ 2 sau dẫu phẩy.
2.4. Sai lệch góc vuông của hai mặt kề nhau được xác định bằng cách áp ke vào hai mặt khối đá, tại vị trí 1m dài cạnh đo khe hở bằng thước thẳng kim loại chính xác đến 1 cm.
2.5. Độ bằng phẳng trên bề mặt khối đá được tính theo chiều cao chỗ lồi và chiều sâu chỗ lõm trên bề mặt đá. Đặt thước thẳng kim loại có chiều dài 1m lên bề mặt khối đá. Đo khe hở lớn nhất dưới thước thẳng, chính xác đến 1mm. Dùng thước dây đo chu vi góc vỡ và đo chiều sâu chỗ vỡ bằng thước thẳng kim loại, chính xác đến 1mm.
2.6. Xác định vết nứt trên bề mặt đá bằng cách quan sát trực tiếp. Dùng thước đo thẳng kim loại có độ dài vết nứt, chính xác đến 1mm.
Theo đó, các phương pháp thử đá khối thiên nhiên để sản xuất đá ốp lát theo Tiêu chuẩn Việt Nam gồm có:
- Xác định các tính chất của đá nguyên khai theo đánh giá tính chất cơ bản của đá nguyên khai thác khi thăm dò địa chất.
- Đá khối được kiểm tra kích thước và khuyết tật trên từng viên.
- Xác định các kích thước dài, rộng, cao của khối đá bằng thước cuộn hoặc thước thẳng kim loại, chính xác đến +1mm. Kết quả là trung bình cộng của ba lần đo.
Thể tích khối đá (m3) được tính bằng thể tích hình hộp chữ nhật nội tiếp khối đá đó. Kết quả được lấy chính xác đến số thứ 2 sau dẫu phẩy.
- Sai lệch góc vuông của hai mặt kề nhau được xác định bằng cách áp ke vào hai mặt khối đá, tại vị trí 1m dài cạnh đo khe hở bằng thước thẳng kim loại chính xác đến 1 cm.
- Độ bằng phẳng trên bề mặt khối đá được tính theo chiều cao chỗ lồi và chiều sâu chỗ lõm trên bề mặt đá. Đặt thước thẳng kim loại có chiều dài 1m lên bề mặt khối đá. Đo khe hở lớn nhất dưới thước thẳng, chính xác đến 1mm. Dùng thước dây đo chu vi góc vỡ và đo chiều sâu chỗ vỡ bằng thước thẳng kim loại, chính xác đến 1mm.
- Xác định vết nứt trên bề mặt đá bằng cách quan sát trực tiếp. Dùng thước đo thẳng kim loại có độ dài vết nứt, chính xác đến 1mm.
Các phương pháp thử đá khối thiên nhiên để sản xuất đá ốp lát theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5642:1992 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về chỉ số giới hạn bền nén và hệ số hóa mềm tối thiểu của đá nguyên khai dùng để sản xuất đá ốp lát theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5642:1992 như thế nào?
Căn cứ quy định Tiểu mục 1.2 Mục 1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5642:1992 có quy định như sau:
Theo đó, dá nguyên khai dùng để sản xuất đá ốp lát phải có giới hạn bền nén và hệ số hóa mềm không thấp hơn quy định ở bảng sau:
Quy định về ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản đá khối thiên nhiên để sản xuất đá ốp lát theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5642:1992 như thế nào?
Căn cứ quy định Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5642:1992 quy định về ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản đá khối thiên nhiên để sản xuất đá ốp lát như sau:
- Dùng sơn không thấm nước ghi lên hai mặt ngoài của khối đá nội dung sau: Tên mỏ khai thác (có thể viết tắt), tên loại đá, số hiệu sản phẩm nếu có;
Các kích thước của khối đá, m; Thể tích khối đá, m3.
Mặt trên và mặt dưới của khối đá (là mặt song song và cùng phía với mặt trên và mặt dưới của tầng khai thác khối đá đó) phải được đánh dấu rõ ràng và ghi số thứ tự từng viên đá theo thứ tự của quá trình khai thác.
- Đá khối khi xuất xưởng phải có giấy giao nhận, trong đó ghi rõ: Tên cơ quan chu quản xí nghiệp, tên và địa chỉ xí nghiệp;
Số hiệu sản phẩm, thời gian sản xuất, thời gian giao nhận; Tên loại đá và vị trí khai thác;
Kích thước và khuyết tật trên bề mặt đá;
Chỉ tiêu cơ lí chủ yếu của đá nguyên khai: giới hạn bền nén, hệ số hoá mềm; Số hiệu tiêu chuẩn này.
- Đá khối được vận chuyển không có bao bì. Khi bốc dỡ vận chuyển cần chú ý bảo vệ cạnh và góc của đá khối tránh sứt, vỡ.
- Bảo quản đá khối ở nơi sản xuất và tiêu thụ ngoài bãi lộ thiên hoặc sân có mái che. Nền kho, bãi đảm bảo bằng phẳng và thoát nước tốt. Đá khối không được phép xếp chồng lên nhau quá 2m.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?