Chánh Văn phòng là gì? Tiêu chuẩn của người giữ chức danh Chánh Văn phòng Cục Thi hành án dân sự?

Chánh Văn phòng là gì, hiện nay muốn giữ chức danh Chánh Văn phòng Cục Thi hành án dân sự cần đủ điều kiện tiêu chuẩn nào?

Chánh Văn phòng là gì?

Chánh Văn phòng là một chức danh được thiết lập ở hầu hết các Cơ quan, đơn vị, tổ chức trong đó có cả cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế. Chánh văn phòng là người đứng đầu, Thủ trưởng cơ quan, chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, đôn đốc và chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi hoạt động của Văn phòng.

Người giữ chức danh Chánh Văn phòng sẽ có quyền quyết định những vấn đề cơ bản thuộc về chức năng của văn phòng theo quy định của cơ quan, tổ chức đó. Ngoài ra Chánh Văn phòng có quyền phân công nhiệm vụ, công việc và kiểm tra, giám sát, quản lý các nhân viên trong văn phòng thuộc quyền mình phụ trách.

Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Chánh Văn phòng là gì? Tiêu chuẩn của người giữ chức danh Chánh Văn phòng Cục Thi hành án dân sự?

Chánh Văn phòng là gì? Tiêu chuẩn của người giữ chức danh Chánh Văn phòng Cục Thi hành án dân sự? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn của người giữ chức danh Chánh Văn phòng Cục Thi hành án dân sự?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2017/TT-BTP sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2021/TT-BTP và Điều 2 Thông tư 18/2018/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn của người giữ Chánh Văn phòng Cục Thi hành án dân sự như sau:

Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Chánh Văn phòng
...
2. Tiêu chuẩn chức danh bao gồm:
a) Có trình độ cử nhân luật trở lên;
b) Đang ở ngạch Chuyên viên hoặc tương đương trở lên.

Ngoài ra, căn cứ Điều 4 Thông tư 02/2017/TT-BTP sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2018/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn chung của các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục Thi hành án dân sự như sau:

Tiêu chuẩn chung
Các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự ngoài bảo đảm các tiêu chuẩn riêng cho từng chức danh tương ứng phải bảo đảm các tiêu chuẩn chung sau đây:
1. Về chính trị tư tưởng: Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trong bất cứ tình huống nào, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Yên tâm công tác, chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
2. Về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật: Có phẩm chất đạo đức trong sáng; lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Tâm huyết và có trách nhiệm với công việc; không tham vọng quyền lực, không háo danh; có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp. Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi và tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm; công bằng, chính trực, trọng dụng người tài, không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Tuân thủ và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.
3. Về trình độ: Có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao và theo quy định của Đảng, Nhà nước; trình độ tin học, ngoại ngữ cần thiết và phù hợp.
4. Về năng lực và uy tín: Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn chiến lược, phương pháp làm việc khoa học sáng tạo, năng động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo. Có khả năng phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, thuận lợi, vấn đề mới, khó khăn và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn; mạnh dạn đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để phát huy, thúc đẩy hoặc tháo gỡ. Có năng lực thực tiễn, nắm chắc và hiểu biết cơ bản tình hình thực tế để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công; cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và vì nhân dân phục vụ. Có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo; gương mẫu, quy tụ đoàn kết nội bộ và phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, cá nhân; có trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.
5. Về sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm: Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định; có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý.

Như vậy hiện nay, người giữ chức danh Chánh Văn phòng Cục Thi hành án dân sự ngoài phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục Thi hành án dân sự thì còn cần phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

+ Có trình độ cử nhân luật trở lên;

+ Đang ở ngạch Chuyên viên hoặc tương đương trở lên.

Phó Chánh Văn phòng Cục Thi hành án dân sự có các nhiệm vụ nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 02/2017/TT-BTP quy định về nhiệm vụ của Phó Chánh Văn phòng Cục Thi hành án dân sự như sau:

Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Chánh Văn phòng
1. Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Chánh Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công. Phó Chánh Văn phòng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Chánh Văn phòng;
b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công chức, người lao động thuộc Văn phòng trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
c) Tham mưu, đề xuất với Chánh Văn phòng các biện pháp, giải pháp trong tổ chức, điều hành công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công hoặc ủy quyền của Chánh Văn phòng.
...

Như vậy, Phó Chánh Văn phòng Cục Thi hành án dân sự sẽ có nhiệm vụ phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Chánh Văn phòng, cụ thể nhiệm vụ như sau:

- Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo sự phân công hoặc ủy quyền của Chánh Văn phòng;

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công chức, người lao động thuộc Văn phòng thực hiện các nhiệm vụ phụ trách;

- Tham mưu, đề xuất với Chánh Văn phòng các biện pháp, giải pháp trong tổ chức, điều hành công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công hoặc ủy quyền của Chánh Văn phòng.

Trân trọng!

Bộ máy hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bộ máy hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền sửa đổi luật? Quốc hội ban hành luật nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các quận ở thành phố Hà Nội? Khu vực nào phải tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban Tuyên giáo là gì? Có chức năng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chi tiết cách vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4 đơn giản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nội chính là gì? Khối nội chính gồm những cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chánh Văn phòng là gì? Tiêu chuẩn của người giữ chức danh Chánh Văn phòng Cục Thi hành án dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn đối với chức vụ Thứ trưởng là gì? Số lượng Thứ trưởng tối đa là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở biên chế công chức tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội là gì? Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội do ai bổ nhiệm?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Công an do ai bổ nhiệm? Cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an phải đạt tiêu chuẩn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra Tổng cục có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ máy hành chính
Trần Thị Ngọc Huyền
8,902 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ máy hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào