Tổng hợp 07 văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành từ tháng 3 năm 2024?
Tổng hợp 07 văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành từ tháng 3/2024?
Trong tháng 3 năm 2024, có nhiều văn bản pháp luật mới sẽ có hiệu lực thi hành mà các doanh nghiệp và người dân cần nắm bắt để đảm bảo thực hiện đúng quy định, có thể tham khảo danh mục các văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành từ tháng 3 năm 2024, cụ thể:
- Nghị định 02/2024/NĐ-CP quy định về chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2024;
- Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2024. Nghị định này hướng dẫn Luật Thanh tra 2022;
- Thông tư 34/2023/TT-BGTVT về khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2024. Thông tư này sửa đổi Thông tư 17/2019/TT-BGTVT;
- Thông tư 08/2024/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển có hiệu lực thi hành từ ngày 21/3/2024. Thông tư này thay thế Thông tư 105/2018/TT-BTC;
- Thông tư 11/2024/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 21/3/2024. Thông tư này thay thế Thông tư 190/2016/TT-BTC và sửa đổi Thông tư 55/2018/TT-BTC;
- Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT quy định về chuẩn cơ sở giáo dục đại học có hiệu lực thi hành từ ngày 22/3/2024. Thông tư này thay thế Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT;
- Nghị định 10/2024/NĐ-CP quy định về khu công nghệ cao có hiệu lực thi hành từ ngày 25/3/2024. Nghị định này hướng dẫn Luật Công nghệ cao 2008 và thay thế Nghị định 99/2003/NĐ-CP.
Tổng hợp 07 văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành từ tháng 3 năm 2024? (Hình từ Internet)
Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành vào thời điểm nào?
Căn cứ Điều 151 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định về thời điểm có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; đăng Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật sẽ có hiệu lực thi hành vào thời điểm quy định tại văn bản đó.
Đối với văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương thì có hiệu lực sau ít nhất 45 ngày.
Văn bản pháp luật của HĐND, UBND cấp tỉnh là sau ít nhất 10 ngày, với văn bản pháp luật của HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã thì sau ít nhất 7 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.
Đối với văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đó là từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.
Khi nào văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành?
Căn cứ Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về thời điểm văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực như sau:
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.
3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật sẽ hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần khi thuộc 01 trong 04 trường hợp sau, cụ thể:
- Trong văn bản có quy định thời điểm hết hiệu lực;
- Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành.
- Bị bãi bỏ bằng một văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Văn bản được văn bản này hướng dẫn, quy định chi tiết hết hiệu lực.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?