Hồ sơ bàn giao, tiếp nhận công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm những tài liệu gì?
- Hồ sơ bàn giao, tiếp nhận công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm những tài liệu gì?
- Nội dung thực hiện chi cho các khoản chi phí phát sinh trong quá trình chuyển giao tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm những gì?
- Mức chi cho các khoản chi phí phát sinh trong quá trình chuyển giao tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam được quy định như thế nào?
Hồ sơ bàn giao, tiếp nhận công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm những tài liệu gì?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 7 Nghị định 02/2024/NĐ-CP hồ sơ bàn giao, tiếp nhận công trình điện sẽ gồm có hồ sơ gốc và hồ sơ được lập tại thời điểm bàn giao, tiếp nhận. Cụ thể được quy định như sau:
Đối với hồ sơ gốc bao gồm:
- Quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công của công trình điện, hồ sơ nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình độc lập có liên quan đến công trình điện, Thông báo kết quả công tác kiểm tra nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình theo quy định của pháp luật, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có): 01 bản sao;
- Hồ sơ về việc nhận chuyển nhượng, tiếp nhận tài sản trong trường hợp công trình điện được hình thành từ việc mua sắm, giao, điều chuyển, chuyển giao: 01 bản sao;
- Hồ sơ hạch toán nguyên giá và giá trị còn lại của công trình điện tại thời điểm chuyển giao đối với công trình điện đã được hạch toán: 01 bản sao;
- Văn bản phê duyệt quyết toán của cấp có thẩm quyền (nếu đã có quyết toán được phê duyệt); văn bản đề nghị phê duyệt quyết toán hoặc Biên bản nghiệm thu A - B hoặc văn bản phê duyệt dự toán (nếu chưa có quyết toán được phê duyệt) đối với công trình điện chưa được hạch toán: 01 bản sao;
- Hồ sơ hoàn công, sơ đồ mặt bằng hành lang tuyến đường dây và mặt bằng trạm biến áp: 01 bản sao;
- Hồ sơ về bảo hành, bảo hiểm công trình điện trong trường hợp công trình điện đang trong thời gian bảo hành hoặc được bảo hiểm: 01 bản chính;
- Hồ sơ đất đai liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất gắn với công trình điện và các giấy tờ khác có liên quan đến đất đai (nếu có): 01 bản sao;
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có); phương án chữa cháy, phương án phòng cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy: 01 bản sao.
Các bản sao quy định tại khoản này phải được đóng dấu treo xác nhận của Bên giao.
Trường hợp công trình điện chuyển giao chỉ là một hạng mục trong dự án đầu tư xây dựng thì Bên giao thực hiện trích sao phần hồ sơ có liên quan đến hạng mục công trình điện chuyển giao.
Đối với hồ sơ được lập tại thời điểm bàn giao, tiếp nhận thì thực hiện như sau:
- Bên giao chủ trì, phối hợp với Bên nhận thực hiện lập sơ đồ mặt bằng hiện trạng công trình điện để làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý vận hành sau này.
Hồ sơ bàn giao, tiếp nhận công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm những tài liệu gì? (Hình từ Internet)
Nội dung thực hiện chi cho các khoản chi phí phát sinh trong quá trình chuyển giao tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 11 Nghị định 02/2024/NĐ-CP quy định về xử lý các khoản chi phí phát sinh trong quá trình chuyển giao tài sản như sau:
Xử lý các khoản chi phí phát sinh trong quá trình chuyển giao tài sản
1. Nội dung chi:
a) Chi phí đánh giá việc đáp ứng điều kiện chuyển giao, kiểm kê, xác định giá trị công trình điện;
b) Chi phí thuê doanh nghiệp thẩm định giá để tư vấn xác định giá trị công trình điện;
c) Chi phí thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, công trình điện chuyển giao;
d) Chi phí lập lại sơ đồ đất gắn liền với công trình điện, sơ đồ mặt bằng hiện trạng tổng thể, sơ đồ mặt bằng trạm biến áp và mặt bằng hành lang tuyến đường dây;
đ) Chi phí quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình điện;
e) Chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc bàn giao, tiếp nhận công trình điện.
....
Như vậy, theo quy định thì các khoản chi phí phát sinh trong quá trình chuyển giao tài sản được chi vào các nội dung sau đây:
- Chi phí đánh giá việc đáp ứng điều kiện chuyển giao, kiểm kê, xác định giá trị công trình điện;
- Chi phí thuê doanh nghiệp thẩm định giá để tư vấn xác định giá trị công trình điện;
- Chi phí thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, công trình điện chuyển giao;
- Chi phí lập lại sơ đồ đất gắn liền với công trình điện, sơ đồ mặt bằng hiện trạng tổng thể, sơ đồ mặt bằng trạm biến áp và mặt bằng hành lang tuyến đường dây;
- Chi phí quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình điện;
- Chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc bàn giao, tiếp nhận công trình điện.
Mức chi cho các khoản chi phí phát sinh trong quá trình chuyển giao tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 11 Nghị định 02/2024/NĐ-CP quy định về xử lý các khoản chi phí phát sinh trong quá trình chuyển giao tài sản như sau:
Xử lý các khoản chi phí phát sinh trong quá trình chuyển giao tài sản
.....
2. Mức chi:
a) Đối với các khoản chi phí quy định tại khoản 1 Điều này đã có tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
b) Đối với các chi phí thuê dịch vụ thực hiện theo Hợp đồng đã ký phù hợp với quy định của pháp luật. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Bên giao và Bên nhận thống nhất giao cho một bên thực hiện việc lựa chọn và ký kết Hợp đồng thuê dịch vụ;
c) Trường hợp các khoản chi phí quy định tại khoản 1 Điều này chưa có tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này) thì người đứng đầu đơn vị thực hiện chi trả chi phí quyết định mức chi, đảm bảo đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định về quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
.....
Như vậy, mức chi cho các khoản chi phí phát sinh trong quá trình chuyển giao tài sản được quy định như sau:
- Đối với các khoản chi phí đã có tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
- Đối với các chi phí thuê dịch vụ thực hiện theo Hợp đồng đã ký phù hợp với quy định của pháp luật. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Bên giao và Bên nhận thống nhất giao cho một bên thực hiện việc lựa chọn và ký kết Hợp đồng thuê dịch vụ;
- Trường hợp các khoản chi phí chưa có tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này) thì người đứng đầu đơn vị thực hiện chi trả chi phí quyết định mức chi, đảm bảo đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định về quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?