Hàng hóa dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính khi nào?

Hàng hóa dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính khi nào? Nguyên tắc xác định thị phần của DN trên thị trường liên quan gồm những gì? Nhờ anh chị giải đáp.

Hàng hóa dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính khi nào?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định về xác định thị trường sản phẩm liên quan như sau:

Xác định thị trường sản phẩm liên quan
1. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
2. Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có sự giống nhau hoặc tương tự nhau về một hoặc một số yếu tố như sau:
a) Đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ;
b) Thành phần của hàng hóa, dịch vụ;
c) Tính chất vật lý, hóa học của hàng hóa;
d) Tính năng kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ;
đ) Tác dụng phụ của hàng hóa, dịch vụ đối với người sử dụng;
e) Khả năng hấp thu của người sử dụng;
g) Tính chất riêng biệt khác của hàng hóa, dịch vụ.
....

Theo như quy định thì thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

Đối với hàng hóa dịch vụ để được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu như hàng hóa dịch vụ đó có sự giống nhau hoặc tương tự nhau về một hoặc một số yếu tố như sau:

- Đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ;

- Thành phần của hàng hóa, dịch vụ;

- Tính chất vật lý, hóa học của hàng hóa;

- Tính năng kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ;

- Tác dụng phụ của hàng hóa, dịch vụ đối với người sử dụng;

- Khả năng hấp thu của người sử dụng;

- Tính chất riêng biệt khác của hàng hóa, dịch vụ.

Hàng hóa dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính khi nào?

Hàng hóa dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính khi nào? (Hình từ Internet)

Việc xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 6 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định về xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt như sau:

Xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt
1. Thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt có thể được xác định là thị trường của một hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ đặc thù căn cứ vào đặc tính của hàng hóa, dịch vụ đó, tập quán tiêu dùng hoặc phương thức giao dịch đặc thù, bao gồm các phương thức có sử dụng công nghệ thông tin.
2. Khi xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thể xem xét thêm thị trường của các hàng hóa, dịch vụ bổ trợ cho sản phẩm liên quan.
3. Sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan là các hàng hóa, dịch vụ được sử dụng nhằm nâng cao tính năng, hiệu quả hoặc cần thiết cho việc sử dụng sản phẩm liên quan. Theo đó, khi giá của sản phẩm bổ trợ tăng hoặc giảm thì cầu đối với sản phẩm liên quan sẽ giảm hoặc tăng tương ứng.

Như vậy, việc xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt được quy định như sau:

[1] Thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt có thể được xác định là thị trường của một hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ đặc thù căn cứ vào đặc tính của hàng hóa, dịch vụ đó, tập quán tiêu dùng hoặc phương thức giao dịch đặc thù, bao gồm các phương thức có sử dụng công nghệ thông tin.

[2] Khi xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp quy định tại [1] có thể xem xét thêm thị trường của các hàng hóa, dịch vụ bổ trợ cho sản phẩm liên quan.

[3] Sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan là các hàng hóa, dịch vụ được sử dụng nhằm nâng cao tính năng, hiệu quả hoặc cần thiết cho việc sử dụng sản phẩm liên quan.

Theo đó, khi giá của sản phẩm bổ trợ tăng hoặc giảm thì cầu đối với sản phẩm liên quan sẽ giảm hoặc tăng tương ứng.

Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan gồm những gì?

Căn cứ quy định Điều 9 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan như sau:

Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan
1. Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo một trong các phương pháp quy định tại Điều 10 Luật Cạnh tranh.
2. Trong quá trình xác định thị phần, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có chuyên môn.

Như vậy, nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan gồm có:

- Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo một trong các phương pháp quy định tại Điều 10 Luật Cạnh tranh 2018.

- Trong quá trình xác định thị phần, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có chuyên môn.

Trân trọng!

Quảng cáo hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quảng cáo hàng hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quảng cáo hàng hóa
Đinh Khắc Vỹ
645 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quảng cáo hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào