Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý có phải là đối tượng của báo cáo trong hoạt động phòng chống rửa tiền hay không?

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý có phải là đối tượng của báo cáo trong hoạt động phòng chống rửa tiền hay không? Câu hỏi của anh Long - Nghệ An

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý có phải là đối tượng của báo cáo trong hoạt động phòng chống rửa tiền hay không?

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý có phải là đối tượng của báo cáo trong hoạt động phòng chống rửa tiền hay không cần căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, nội dung như sau:

Đối tượng báo cáo
...
2. Đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
a) Kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược;
b) Kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản;
c) Kinh doanh kim khí quý, đá quý;
d) Kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;
đ) Cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.
3. Chính phủ quy định hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo chưa được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo quy định trên, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính bao gồm kinh doanh cung cấp dịch vụ pháp lý là đối tượng báo cáo. Vì vậy, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý có phải là đối tượng của báo cáo trong hoạt động phòng chống rửa tiền.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý có phải là đối tượng của báo cáo trong hoạt động phòng chống rửa tiền hay không?

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý có phải là đối tượng của báo cáo trong hoạt động phòng chống rửa tiền hay không? (Hình từ Internet)

Việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền dựa trên tiêu chí nào?

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền dựa trên tiêu chí được quy định tại Điều 4 Nghị định 19/2023/NĐ-CP, nội dung như sau:

Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
1. Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền; tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền và tiêu chí hậu quả rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực.
...

Như vậy, việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền dựa trên tiêu chí như sau:

- Tiêu chí nguy cơ rửa tiền.

- Tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền.

- Tiêu chí hậu quả rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực.

Việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền dựa theo phương pháp nào?

Việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền dựa theo phương pháp quy định tại Điều 5 Nghị định 19/2023/NĐ-CP, nội dung như sau:

Phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
1. Phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là phương pháp chấm điểm.
2. Phương pháp chấm điểm được thực hiện trên cơ sở sử dụng bộ công cụ tính điểm đối với từng tiêu chí nêu tại Điều 4 Nghị định này để xếp hạng theo thang điểm từ 1 đến 5, cụ thể như sau:
a) Đối với tiêu chí nguy cơ rửa tiền: điểm 5 là có nguy cơ rửa tiền cao; điểm 4 là có nguy cơ rửa tiền trung bình cao; điểm 3 là có nguy cơ rửa tiền trung bình; điểm 2 là có nguy cơ rửa tiền trung bình thấp; điểm 1 là có nguy cơ rửa tiền thấp;
b) Đối với tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền: điểm 5 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền thấp; điểm 4 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình thấp; điểm 3 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình; điểm 2 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình cao; điểm 1 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền cao;
c) Đối với tiêu chí hậu quả của rửa tiền: điểm 5 là có hậu quả của rửa tiền cao; điểm 4 là có hậu quả của rửa tiền trung bình cao; điểm 3 là có hậu quả của rửa tiền trung bình; điểm 2 là có hậu quả của rửa tiền trung bình thấp; điểm 1 là có hậu quả của rửa tiền thấp;
d) Đối với tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền: điểm 5 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền cao; điểm 4 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình cao; điểm 3 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình; điểm 2 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình thấp; điểm 1 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền thấp.

Như vậy, việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền dựa theo phương pháp chấm điểm xếp hạng theo thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ của từng tiêu chí đánh giá rủi ro bao gồm:

- Tiêu chí nguy cơ rửa tiền.

- Tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền.

- Tiêu chí hậu quả của rửa tiền.

- Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền.

Trân trọng!

Dịch vụ pháp lý
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Dịch vụ pháp lý
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý có phải là đối tượng của báo cáo trong hoạt động phòng chống rửa tiền hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về kiến thức đối với ngành dịch vụ pháp lý sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng là gì? Những vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dịch vụ pháp lý
361 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào