Nghị định 23/2023/NĐ-CP Nghị định đấu thầu mới nhất hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu?
Nghị định 23/2023/NĐ-CP Nghị định đấu thầu mới nhất hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu?
Ngày 27/02/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 23/2024/NĐ-CP để hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023.
Theo đó Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 sẽ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.
Nghị định 23/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 được áp dụng cho các đối tượng sau đây:
- Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh quy định tại khoản 4 Điểu 1 của Nghị định 23/2024/NĐ-CP.
- Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc các trường hợp quy định tai khoản 4 Điều 1 của Nghị định 23/2024/NĐ-CP được chọn áp dụng Luật Đấu thầu 2023 theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật Đấu thầu 2023.
Nghị định 23/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực từ ngày 27/02/2024.
Nghị định 23/2023/NĐ-CP Nghị định đấu thầu mới nhất hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu? (Hình từ Internet)
Luật Đấu thầu 2023 được áp dụng cho các đối tượng nào?
Căn cứ quy định Điều 2 Luật Đấu thầu 2023 có quy định Luật Đấu thầu 2023 sẽ được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu, trong đó bao gồm:
[1] Hoạt động lựa chọn nhà thầu có sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015, vốn từ nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để:
- Thực hiện dự án đầu tư, dự toán mua sắm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác;
- Cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế; mua hàng dự trữ quốc gia, thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trừ hoạt động mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
- Thực hiện các công việc khác phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật có liên quan;
[2] Hoạt động lựa chọn nhà thầu để thực hiện:
- Các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Gói thầu trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, máy móc, thiết bị hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước;
[3] Hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh gồm:
- Dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Dự án đầu tư thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực;
[4] Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc trường hợp quy định tại [1], [2] và [3] được tự quyết định chọn áp dụng toàn bộ hoặc các điều, khoản, điểm cụ thể của Luật Đấu thầu 2023.
Việc xây dựng, ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ quy định Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
2. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
4. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
5. Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
6. Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 là một loại văn bản quy phạm pháp luật.
Do đó việc việc xây dựng, ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 cần đảm bảo nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?