Đảng viên dự bị được công nhận chính thức vào thời điểm nào?
Đảng viên dự bị được công nhận chính thức vào thời điểm nào?
Theo Tiểu Mục 4.2 Mục 4 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 thì thời điểm công nhận đảng viên chính thức được hướng dẫn như sau:
Về thời hạn tổ chức lễ kết nạp đảng viên, xét công nhận đảng viên chính thức, tính tuổi đảng của đảng viên
4.1. (Khoản 1): Thời hạn tổ chức lễ kết nạp.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định kết nạp đảng viên của cấp uỷ có thẩm quyền, chi bộ phải tổ chức lễ kết nạp cho đảng viên. Nếu để quá thời hạn nêu trên phải báo cáo và được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý.
4.2. (Khoản 2): Thời điểm công nhận đảng viên chính thức.
4.2.1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày đảng viên hết 12 tháng dự bị, chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho đảng viên; nếu không đủ điều kiện công nhận là đảng viên chính thức thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên.
...
Như vậy, thời điểm công nhận Đảng viên chính thức là kể từ ngày Đảng viên hết 12 tháng dự bị, cụ thể:
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày Đảng viên hết 12 tháng dự bị, chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho Đảng viên; trường hợp không đủ điều kiện công nhận là Đảng viên chính thức thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xóa tên.
- Nếu Đảng viên dự bị đủ điều kiện được công nhận là Đảng viên chính thức, dù chi bộ họp chậm, cấp uỷ có thẩm quyền chuẩn y chậm, vẫn được công nhận Đảng viên chính thức đúng thời điểm hết 12 tháng dự bị.
Đảng viên dự bị được công nhận chính thức vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Đảng viên dự bị có được tham gia bỏ phiếu không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Đảng viên có quyền:
...
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Theo đó, Đảng viên dự bị được bình đẳng về các quyền lợi như Đảng viên chính thức.
Tuy nhiên, trong thời gian dự bị thì Đảng viên sẽ không có các quyền được biểu quyết, tự ứng cử và bẩu cử tại các cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng nghĩa, Đảng viên dự bị không được bỏ phiếu trong các cuộc họp chi bộ, tổ chức Đảng.
Hồ sơ chuẩn bị để xét đảng viên dự bị trở thành đảng viên chính thức gồm những gì?
Căn cứ tại Tiểu mục 8.1 Mục 8 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định hồ sơ chuẩn bị để xét đảng viên dự bị lên đảng viên chính thức bao gồm các giấy tờ sau đây:
[1] Khi được kết nạp vào Đảng
- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.
- Đơn xin vào Đảng.
- Lý lịch của người vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo.
- Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ.
- Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở.
- Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào Đảng.
- Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ.
- Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có).
- Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của đảng ủy cơ sở.
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền.
- Lý lịch đảng viên.
- Phiếu đảng viên.
[2] Khi đảng viên đã được công nhận chính thức có thêm các tài liệu sau:
- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới.
- Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị.
- Bản nhận xét đảng viên dự bị của đảng viên được phân công giúp đỡ.
- Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị.
- Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của chi bộ.
- Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có).
- Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của đảng ủy cơ sở.
- Quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền.
- Các bản bổ sung hồ sơ đảng viên hằng năm.
- Các bản thẩm tra, kết luận về lý lịch đảng viên (nếu có).
- Các quyết định của cấp có thẩm quyền về điều động, bổ nhiệm, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, kỷ luật, khen thưởng; bản sao các văn bản chứng chỉ về chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học...
- Hệ thống giấy giới thiệu sinh hoạt đảng từ khi vào Đảng.
- Các bản tự kiểm điểm hằng năm (của 3 năm gần nhất) và khi chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên.
+ Ngoài những tài liệu trên, những tài liệu khác kèm theo trong hồ sơ đảng viên đều là tài liệu tham khảo.
+ Các tài liệu trong hồ sơ đảng viên (trừ phiếu đảng viên được sắp xếp, quản lý theo quy định riêng) được ghi vào bản mục lục tài liệu và sắp xếp theo trình tự như trên, đưa vào túi hồ sơ để quản lý;
+ Bản mục lục các tài liệu trong hồ sơ đảng viên phải được cấp ủy quản lý hồ sơ đảng viên kiểm tra, xác nhận, ký và đóng dấu cấp ủy.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?