Các giao dịch nào có thể thực hiện trên máy giao dịch tự động ATM?

Các giao dịch nào có thể thực hiện trên máy giao dịch tự động ATM? Thanh toán tiền hàng hóa bằng thẻ ATM có bị mất thêm phụ phí không?

Các giao dịch nào có thể thực hiện trên máy giao dịch tự động ATM?

Căn cứ khoản 20 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
20. Máy giao dịch tự động (Automated Teller Machine - viết tắt là ATM) là thiết bị mà chủ thẻ có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch như: gửi, nạp, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ, vấn tin tài Khoản, đổi PIN, tra cứu thông tin thẻ hoặc các giao dịch khác.
...

Theo đó, máy giao dịch tự động ATM có thể thực hiện các giao dịch bao gồm:

- Gửi, nạp, rút tiền mặt

- Chuyển khoản

- Thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ

- Vấn tin tài khoản

- Đổi mã PIN

- Tra cứu thông tin thẻ

- Thực hiện các giao dịch khác.

Các giao dịch nào có thể thực hiện trên máy giao dịch tự động ATM?

Các giao dịch nào có thể thực hiện trên máy giao dịch tự động ATM? (Hình từ Internet)

Thanh toán tiền hàng hóa bằng thẻ ATM có bị mất thêm phụ phí không?

Căn cứ tại Điều 23 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định như sau:

Đơn vị chấp nhận thẻ
1. ĐVCNT phải thực hiện niêm yết công khai về việc không phân biệt giá hoặc thu thêm tiền, phụ phí đối với các giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ so với thanh toán bằng tiền mặt. ĐVCNT phải hoàn trả lại hoặc thông qua TCTTT để hoàn trả lại cho chủ thẻ số tiền chênh lệch giá, phụ phí đã thu trái quy định.
2. ĐVCNT phải tuân thủ hợp đồng đã ký kết với TCTTT.
3. ĐVCNT có quyền yêu cầu TCTTT tra soát, khiếu nại đối với những giao dịch có sai sót hoặc nghi ngờ có sai sót và yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc thực hiện các giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ ATM thông qua các máy giao dịch tự động không khác gì so với thanh toán bằng tiền mặt và không thu thêm tiền, phụ phí với các giao dịch này.

Ngoài ra, các đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) phải thực hiện niêm yết công khai về việc không phân biệt giá hoặc thu thêm tiền, phụ phí đối với các giao dịch thanh toán tiền hàng hóa bằng thẻ ATM so với thanh toán bằng tiền mặt.

Đồng thời, việc thu thêm phụ phí là trái quy định nên các ĐVCNT hoàn trả lại cho chủ thẻ số tiền chênh lệch giá, phụ phí đã thu.

Các trường hợp từ chối thanh toán thẻ ATM là gì?

Căn cứ Điều 27 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-NHNN quy định như sau:

Từ chối thanh toán thẻ
1. TCPHT, TCTTT, ĐVCNT phải từ chối thanh toán thẻ trong các trường hợp sau:
a) Sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch thẻ bị cấm theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
b) Thẻ đã được chủ thẻ thông báo bị mất;
c) Thẻ hết hạn sử dụng;
d) Thẻ bị khóa.
1a. TCPHT, TCTTT, ĐVCNT có thể từ chối thanh toán thẻ khi có nghi ngờ về tính trung thực, mục đích giao dịch của chủ thẻ theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
2. TCPHT, TCTTT, ĐVCNT được từ chối thanh toán thẻ theo thỏa thuận trong các trường hợp sau:
a) Số dư tài khoản thanh toán, hạn mức tín dụng hoặc hạn mức thấu chi còn lại (nếu có) không đủ chi trả khoản thanh toán;
b) Chủ thẻ vi phạm các quy định của TCPHT trong các thỏa thuận giữa chủ thẻ với TCPHT mà theo đó thẻ bị từ chối thanh toán.
3. TCPHT có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc thông điệp dữ liệu về các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này cho TCTTT; TCTTT có trách nhiệm thông báo lại cho ĐVCNT.
4. Các thông báo về việc thẻ bị từ chối thanh toán có hiệu lực kể từ thời điểm bên liên quan đến giao dịch thanh toán thẻ nhận được thông báo bằng văn bản hoặc bằng thông điệp dữ liệu. Sau khi bên liên quan đã nhận được thông báo mà vẫn thanh toán thẻ và để xảy ra các trường hợp thẻ bị lợi dụng thì việc xác định, trách nhiệm do các bên thỏa thuận.

Theo đó, có thể từ chối thanh toán thẻ theo 02 hình thức như sau:

Buộc từ chối thanh toán thẻ:

- Sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch thẻ bị cấm theo quy định tại Điều 8 Thông tư 19/2016/TT-NHNN;

- Thẻ đã được chủ thẻ thông báo bị mất;

- Thẻ hết hạn sử dụng;

- Thẻ bị khóa.

- Có nghi ngờ về tính trung thực, mục đích giao dịch của chủ thẻ theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Được quyền từ chối thanh toán thẻ:

- Số dư tài khoản thanh toán, hạn mức tín dụng hoặc hạn mức thấu chi còn lại (nếu có) không đủ chi trả khoản thanh toán;

- Chủ thẻ vi phạm các quy định của tổ chức phát hành thẻ trong các thỏa thuận giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành thẻ mà theo đó thẻ bị từ chối thanh toán.

Đồng thời, các tổ chức phát hành thẻ có trách nhiệm thông báo cho tổ chức thanh toán thẻ về việc từ chối thanh toán thẻ. Các thông báo này hiệu lực kể từ thời điểm bên liên quan đến giao dịch thanh toán thẻ nhận được thông báo.

Trường hợp đã nhận được thông báo mà vẫn thanh toán thẻ và để xảy ra các trường hợp thẻ bị lợi dụng thì việc xác định, trách nhiệm do các bên thỏa thuận.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào