Sử dụng trẻ em để múa khiêu dâm thì có phải là hành vi xâm hại tình dục trẻ em không?

Sử dụng trẻ em để múa khiêu dâm thì có phải là hành vi xâm hại tình dục trẻ em không?

Sử dụng trẻ em để múa khiêu dâm thì có phải là hành vi xâm hại tình dục trẻ em không?

Căn cứ quy định khoản 8 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
....
8. Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
....

Căn cứ quy định Mục 8 Phụ lục 1b ban hành kèm theo Quyết định 3133/QĐ-BYT năm 2020 có quy định như sau:

8. Trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là hành vi dùng cử chỉ, hành động, lời nói, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích thích tình dục người dưới 16 tuổi; phô bày bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, khỏa thân, thoát y hoặc thực hiện các động tác mô phỏng hoạt động tình dục (bao gồm giao cấu, thủ dâm và các hành vi tình dục khác) dưới mọi hình thức.

Như vậy, theo quy định thì xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Do đó, việc sử dụng trẻ em để múa khiêu dâm là một trong các hành vi được xem là xâm hại tình dục trẻ em.

Sử dụng trẻ em để múa khiêu dâm thì có phải là hành vi xâm hại tình dục trẻ em không?

Sử dụng trẻ em để múa khiêu dâm thì có phải là hành vi xâm hại tình dục trẻ em không? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc chăm sóc, hỗ trợ y tế cho trẻ em bị xâm hại tình dục gồm những gì?

Căn cứ quy định Mục 2 Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục ban hành kèm theo Quyết định 3133/QĐ-BYT năm 2020 có quy định về nguyên tắc chăm sóc, hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục như sau:

NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC, HỖ TRỢ Y TẾ CHO NGƯỜI BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC
1. Chăm sóc y tế cho người bị XHTD ưu tiên trước hết vào các vấn đề sức khỏe của người bị hại.
2. Thu thập bằng chứng pháp y là ưu tiên thứ hai trừ trường hợp người bị hại được chuyển đến theo yêu cầu của cơ quan giám định.
3. Bảo mật thông tin: cơ sở y tế và cán bộ y tế liên quan có trách nhiệm đảm bảo bí mật các thông tin liên quan đến vụ việc và cá nhân người bị xâm hại hay gia đình của họ. Chỉ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế mới được chia sẻ thông tin chi tiết về trường hợp bị XHTD
4. Tôn trọng quyền của người bị XHTD, các dịch vụ cung cấp dựa trên nhu cầu và sự đồng thuận của người bị XHTD hoặc người bảo hộ khi người bị hại chưa đủ 18 tuổi.
5. Việc cung cấp dịch vụ y tế cho người bị XHTD được lồng ghép vào dịch vụ hiện có. Bên cạnh các qui định chung về cơ sở vật chất do ngành y tế qui định, cơ sở y tế khi cung cấp dịch vụ cho người bị XHTD cần đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, bảo mật thông tin; môi trường thân thiện, không phán xét, không đổ lỗi.

Theo đó, đối với trẻ em bi xâm hại tình dục thì chăm sóc, hỗ trợ y tế được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Chăm sóc y tế cho người bị XHTD ưu tiên trước hết vào các vấn đề sức khỏe của người bị hại.

- Thu thập bằng chứng pháp y là ưu tiên thứ hai trừ trường hợp người bị hại được chuyển đến theo yêu cầu của cơ quan giám định.

- Bảo mật thông tin: cơ sở y tế và cán bộ y tế liên quan có trách nhiệm đảm bảo bí mật các thông tin liên quan đến vụ việc và cá nhân người bị xâm hại hay gia đình của họ.

Chỉ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế mới được chia sẻ thông tin chi tiết về trường hợp bị XHTD

- Tôn trọng quyền của người bị XHTD, các dịch vụ cung cấp dựa trên nhu cầu và sự đồng thuận của người bị XHTD hoặc người bảo hộ khi người bị hại chưa đủ 18 tuổi.

- Việc cung cấp dịch vụ y tế cho người bị XHTD được lồng ghép vào dịch vụ hiện có.

Bên cạnh các qui định chung về cơ sở vật chất do ngành y tế qui định, cơ sở y tế khi cung cấp dịch vụ cho người bị XHTD cần đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, bảo mật thông tin; môi trường thân thiện, không phán xét, không đổ lỗi.

Thời gian lấy lời khai đối với trẻ em bị xâm hại tình dục được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH quy định về phối hợp trong việc lấy lời khai, hỏi cung người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi như sau:

Phối hợp trong việc lấy lời khai, hỏi cung người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi
1. Việc lấy lời khai người bị xâm hại tình dục dưới 18 tuổi được thực hiện theo quy định tại Điều 188, Điều 421 của Bộ luật Tố tụng hình sự và Điều 14 Thông tư liên tịch số 06/2018.
Trường hợp người bị xâm hại tình dục dưới 18 tuổi có biểu hiện bất thường, hoảng loạn về tâm lý, Điều tra viên có thể mời thêm người thân trong gia đình, đại diện nhà trường, chuyên gia tâm lý, đại diện cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc các tổ chức, cá nhân khác tham gia khi lấy lời khai để phối hợp hỗ trợ ổn định tâm lý cho người bị xâm hại tình dục. Người được mời tham gia có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Điều tra viên ổn định tâm lý cho người bị xâm hại tình dục và phải giữ bí mật thông tin liên quan đến việc lấy lời khai.
....

Căn cứ quy định khoản 4 Điều 421 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất như sau:

Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất
....
4. Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
....

Như vậy, nếu như vụ án không thuộc các trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì thời gian lấy lời khai đối với trẻ em bị xâm hại tình dục không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ.

Lưu ý: Trường hợp người bị xâm hại tình dục dưới có biểu hiện bất thường, hoảng loạn về tâm lý, Điều tra viên có thể mời thêm người thân trong gia đình, đại diện nhà trường, chuyên gia tâm lý, đại diện cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc các tổ chức, cá nhân khác tham gia khi lấy lời khai để phối hợp hỗ trợ ổn định tâm lý cho người bị xâm hại tình dục.

Người được mời tham gia có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Điều tra viên ổn định tâm lý cho người bị xâm hại tình dục và phải giữ bí mật thông tin liên quan đến việc lấy lời khai.

Trân trọng!

Xâm hại tình dục
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xâm hại tình dục
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng trẻ em để múa khiêu dâm thì có phải là hành vi xâm hại tình dục trẻ em không?
Hỏi đáp pháp luật
Có được cách ly với bị cáo không khi trong vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xâm hại tình dục
Đinh Khắc Vỹ
617 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào