Người hoạt động tín dụng đen bị xử lý hình sự như thế nào? Mức lãi suất thế nào là đúng quy định?

Người hoạt động tín dụng đen bị xử lý hình sự như thế nào? Mức lãi suất như thế nào là đúng quy định?

Tín dụng đen là gì?

Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là tín dụng đen.

Trên thực tế, tín dụng đen có thể hiểu là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước (còn gọi là cho vay nặng lãi).

Tín dụng đen được dùng để chỉ các hoạt động cho vay dân sự giữa các cá nhân, tổ chức không qua hệ thống tín dụng chính thức.

Đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động tín dụng đen là cho vay với mức lãi suất cao và bị pháp luật nghiêm cấm. Chính vì vậy mà nó được gọi là tín dụng cho vay nặng lãi hay tín dụng đen.

Tín dụng đen thường diễn ra như những hoạt động ngầm, âm thầm, không ồn ào, nhưng hệ lụy của nó thì có thể là khuynh gia bại sản, thậm chí có những tình huống siết nợ bạo lực, đẫm máu và nước mắt, gây bất an cho xã hội.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Người hoạt động tín dụng đen bị xử lý hình sự như thế nào? Mức lãi suất thế nào là đúng quy định?

Người hoạt động tín dụng đen bị xử lý hình sự như thế nào? Mức lãi suất thế nào là đúng quy định? (Hình từ Internet)

Người hoạt động tín dụng đen bị xử lý hình sự như thế nào?

Căn cứ tại quy định Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 một số cụm từ bị thay thế bởi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự cụ thể như sau:

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, trường hợp cá nhân cho vay tín dụng đen với lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất tối đa quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 , thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án nhưng chưa xóa án tích thì có thể bị xử lý hình sự.

Hình phạt đối với người phạm tội này là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mức lãi suất như thế nào là đúng quy định pháp luật dân sự?

Tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:

Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Theo đó, việc thỏa thuận về lãi suất để không trái pháp luật, người cho vay và người vay cần tuân thủ về mức lãi như sau:

- Các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, mức lãi suất sẽ do 2 bên thoả thuận tuy nhiên không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Nếu vượt quá mức này thì khi xảy ra tranh chấp phần lãi suất vượt quá không có hiệu lực pháp luật.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào