Du lịch Homestay là gì? Đi du lịch Homestay có phải đăng ký lưu trú hay không?
Du lịch Homestay là gì?
Homestay là loại hình dịch vụ lưu trú mà khách du lịch sẽ nghỉ, ngủ tại nhà người dân bản địa, nơi mà họ đặt chân đến nhằm giúp du khách khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống văn hóa của từng vùng miền tại địa phương đó.
Hiểu một cách đơn giản và bao quát nhất, Homestay là loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, tức lưu trú tại nhà dân, địa phương nơi khách đến, giúp nơi đó quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật và hiệu quả nhất.
Loại hình du lịch Homestay được đánh giá là đặc biệt phù hợp với quốc gia đa văn hóa như Việt Nam, phát triển nhất tại các tỉnh, thành phố phát triển du lịch như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Đà Lạt,...
Hiện nay, nhận thấy sự phát triển của kinh doanh Homestay mà các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh loại hình này đã thay thế hình thức Homestay truyền thống bằng cách cho thuê Homestay không chung chủ để đảm bảo tính thoải mái, thuận tiện cho khách lưu trú.
Lưu ý: Thông tin về du lịch Homestay phía trên chỉ mang tính tham khảo.
Du lịch Homestay là gì? Đi du lịch Homestay có phải đăng ký lưu trú hay không? (Hình từ Internet)
Đi du lịch Homestay có phải đăng ký lưu trú hay không?
Tại Điều 48 Luật Du lịch 2017 có quy định các loại cơ sở lưu trú du lịch như sau:
Các loại cơ sở lưu trú du lịch
1. Khách sạn.
2. Biệt thự du lịch.
3. Căn hộ du lịch.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
7. Bãi cắm trại du lịch.
8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Theo đó, Homestay là cách hiểu khác của căn hộ du lịch. Chính vì vậy, Homestay được xem là một loại cơ sở lưu trú du lịch.
Đồng thời, căn cứ Điều 30 Luật cư trú 2020 quy định:
Thông báo lưu trú
1. Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.
2. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
3. Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú.
4. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
5. Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.
Theo đó, khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, cơ sở lưu trú du lịch có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.
Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau.
Không thông báo lưu trú bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thông báo lưu trú cụ thể như sau:
- Phạt tiền lên đến 1 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú.
- Phạt tiền lên đến 2 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú.
- Phạt tiền lên đến 4 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 04 đến 08 người lưu trú.
- Phạt tiền lên đến 6 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 09 người lưu trú trở lên.
- Trường hợp cản trở, không chấp hành việc kiểm tra thường trú, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ bị phạt tiền lên đến 6 triệu đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?