Những điểm nổi bật của chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7/2024?

Cho tôi hỏi: Những điểm nổi bật của chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7/2024 là những điểm nào? Câu hỏi của chị Huyền - Đà Nẵng

Những điểm nổi bật của chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7/2024?

Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 của Quốc hội, từ ngày 1/7/2024 sẽ tiến hành cải cách tiền lương trong khu vực công theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

* Một số điểm đáng chú ý như sau:

[1] Tiền lương trung bình công chức viên chức có thể tăng khoảng 30%

Điểm đáng chú ý của chính sách tiền lương mới là quy định mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.

Hiện nay lương khu vực doanh nghiệp chia làm 4 vùng: Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp hiện nay là hơn 3,9 triệu đồng.

Chính sách tiền lương mới sẽ mở rộng quan hệ tiền lương, theo đó mức lương thấp nhất của công chức, viên chức có thể sẽ tăng khá cao. Cụ thể:

- Mức lương trung bình của công chức viên chức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68.

- Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12.

Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.

Nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương có thể tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương.

Ngoài ra, chính sách tiền lương mới còn quy định mức lương thấp nhất của khu vực công sẽ bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.

[2] Tiếp tục tăng lương thêm 7%/năm từ 2025

Không chỉ thực hiện chế độ lương mới từ ngày 01/7/2024, Chính phủ còn tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm từ năm 2025.

Việc tăng lương thêm 7% là để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP. Chính sách tăng lương bù trượt giá này thực hiện cho đến khi mức lương thấp nhất của khu vực công bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng 1 của khu vực doanh nghiệp.

[3] Tiền lương ngành giáo dục sẽ tăng cao hơn so với mặt bằng chung

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, khi thực hiện cải cách tiền lương, mức lương của viên chức giáo dục sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác.

Khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm điều chỉnh hỗ trợ để đảm bảo tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) của giáo viên được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc, làm sao vừa bảo đảm mặt bằng tiền lương chung, vừa thể hiện ưu đãi đối với ngành này.

[4] 5 bảng lương theo vị trí việc làm áp dụng cho 9 đối tượng

Hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo sẽ được xây dựng để thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới nhưng bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm 5 bảng lương mới như sau:

Một là, bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

Hai là, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.

Ba là, bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).

Bốn là, bảng lương quân nhân chuyên nghiệp quân đội, chuyên môn kỹ thuật công an.

Năm là, bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Dự tính 5 bảng lương trên sẽ áp dụng với 9 đối tượng gồm: Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo; Công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; Sĩ quan công an; Hạ sĩ quan nghiệp vụ công an; Chuyên môn kỹ thuật công an; Sĩ quan quân đội; Quân nhân chuyên nghiệp; Công nhân quốc phòng; Công nhân công an.

[6] 5 nguồn kinh phí để thực hiện cải cách chính sách tiền lương

Theo Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ), nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương từ 5 nguồn, gồm:

Thứ nhất, từ nguồn tăng thu và nguồn dư của địa phương đã bố trí cho cải cách tiền lương các năm trước chuyển sang (hằng năm, dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương, khoảng 40% tăng thu ngân sách Trung ương cho cải cách chính sách tiền lương);

Thứ hai, từ nguồn ngân sách Trung ương (ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương cho các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp đã thực hiện đúng các quy định nêu trên mà vẫn còn thiếu);

Thứ ba, từ một phần nguồn thu sự nghiệp: Đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính phải tự bảo đảm nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương; đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi thường xuyên, tiếp tục sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ (riêng ngành Y tế sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí đã kết cấu vào giá dịch vụ), tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để bảo đảm nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương...

Thứ tư, từ 10% tiết kiệm tăng thêm chi thường xuyên (thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm hằng năm cho đến khi thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao);

Thứ năm, từ nguồn do thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017.

Xem thêm:

Từ 1/7/2024, 03 loại tiền lương nào sẽ tăng? Mức tăng của các loại tiền lương là bao nhiêu?

Từ 1/7/2024, 05 bảng lương theo vị trí việc làm được áp dụng cho đối tượng nào?

Bảng lương mới giáo viên tăng bao nhiêu sau cải cách từ 1/7/2024?

Những điểm nổi bật của chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7/2024?

Những điểm nổi bật của chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7/2024? (Hình từ Internet)

Bảng lương theo vị trí việc làm có tính thêm phụ cấp không?

Tại tiết 3.1 Tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có quy định bảng lương theo vị trí việc làm như sau:

QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
....
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
...
- Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
....

Như vậy, tùy theo từng đối tượng, vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang sẽ được hưởng phụ cấp lương khác nhau.

Do vậy, cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng hưởng loại phụ cấp nào thì được hưởng phụ cấp đó.

Bảng lương theo vị trí việc làm của cán bộ, công chức viên chức năm 2024 có tiếp tục dựa trên mức lương cơ sở?

Căn cứ quy định tiết c Tiểu mục 3.1 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định về nội dung cải cách tiền lương như sau:

Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
.....
c) Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
.....

Như vậy, trong các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới đối với cán bộ, công chức viên chức thì mức lương cơ sở sẽ bị bãi bỏ và từ ngày 01/07/2024 sẽ thay mức lương cơ sở là mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Trân trọng!

Cải cách tiền lương
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cải cách tiền lương
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cứ số tiền để tính bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ có nhiều bậc lương mới sau năm 2026 đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương mới của 05 bảng lương khi cải cách tiền lương được thông qua chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ lệ trích nguồn thu được để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có số thu lớn tại TP. HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các văn bản về chính sách cải cách tiền lương mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Công văn 6605 của BTNMT hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương theo Kết luận 83-KL/TW và Quyết định 918/QĐ-TTg?
Hỏi đáp Pháp luật
05 bảng lương mới theo vị trí việc làm khi nào được áp dụng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền lương cán bộ công chức viên chức sau năm 2026 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian áp dụng cơ chế tiền lương của doanh nghiệp nhà nước theo Nghị quyết 27-NQ/TW là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các băn bản hướng dẫn cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cải cách tiền lương
Nguyễn Thị Hiền
4,052 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào