Từ 1/7/2024, mức lương thấp nhất của công chức viên chức có trình độ trung cấp vượt 3,5 triệu cụ thể ra sao?
- Từ 1/7/2024, mức lương thấp nhất của công chức viên chức có trình độ trung cấp vượt 3,5 triệu cụ thể ra sao?
- Trả lương theo vị trí việc làm đối với cán bộ công chức viên chức theo Nghị quyết 27 như thế nào?
- Khi cải cách tiền lương vẫn tiếp tục áp dụng mấy khoản phụ cấp đối với công chức viên chức theo Nghị quyết 27?
Từ 1/7/2024, mức lương thấp nhất của công chức viên chức có trình độ trung cấp vượt 3,5 triệu cụ thể ra sao?
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, từ ngày 1.7.2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Chính sách tiền lương mới mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12.
Hiện nay, mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay. Mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68.
Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12.
Lương công chức viên chức trình độ trung cấp sẽ được tính dựa theo cơ cấu như sau đây:
Lương = Lương cơ bản + phụ cấp + thưởng (nếu có).
Như vậy, từ 1/7/2024, sẽ bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương, tiến hành nới rộng quan hệ tiền lương để làm căn cứ xác định mức tiền lương cụ thể trong bảng lương mới.
Dự kiến, mức lương thấp nhất của công chức viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay.
Từ 1/7/2024, mức lương thấp nhất của công chức viên chức có trình độ trung cấp vượt 3,5 triệu cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Trả lương theo vị trí việc làm đối với cán bộ công chức viên chức theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
3. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 7 Luật Viên chức năm 2010 có quy định về vị trí việc làm như sau:
Vị trí việc làm
1. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Đồng thời, việc trả lương theo vị trí việc làm cũng là một trong những bước cải cách lớn liên quan đến tiền lương của công chức, viên chức. Căn cứ Tiết b Tiểu mục 3.1 Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
...
Từ những căn cứ nêu trên, trả lương theo vị trí việc làm là việc căn cứ vào từng chức danh, chức vụ, cơ cấu tổ chức trong công chức, viên chức để xác định mức lương cụ thể cho từng đối tượng.
Theo đó, mỗi ngành sẽ có một số vị trí việc làm; mỗi vị trí việc làm có mức lương riêng cụ thể theo mức độ phức tạp của công việc.
Khi cải cách tiền lương vẫn tiếp tục áp dụng mấy khoản phụ cấp đối với công chức viên chức theo Nghị quyết 27?
Căn cứ Tiết 3.1 Tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định về phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) như sau:
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
- Tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
- Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
...
Như vậy, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ tiếp tục được áp dụng 07 khoản phụ cấp như sau:
- Phụ cấp kiêm nhiệm;
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào sử dụng thiết quân luật? Yêu cầu về lệnh thiết quân luật?
- Thiết quân luật được ban hành khi nào? Các biện pháp đặc biệt được áp dụng trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật?
- Lịch thi cấp trường Trạng Nguyên Tiếng Việt theo khu vực Bắc, Trung, Nam năm 2024 - 2025 (Vòng sơ khảo)?
- Ai có thẩm quyền ra lệnh thiết quân luật? Khi nào bãi bỏ lệnh thiết quân luật?
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?