Độ tuổi nào được mừng thọ 2024? Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì?
Độ tuổi nào được mừng thọ 2024? Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì?
Lễ mừng thọ là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam nhằm thể hiện lòng kính trọng, biết ơn đối với những người cao tuổi trong gia đình và cộng đồng. Vì theo quan niệm đạo đức và tôn giáo, cha mẹ có sống lâu thì con cháu mới được phụng dưỡng, thể hiện đạo hiếu.
Theo đó, tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 06/2012/TT-BVHTTDL quy định nội dung tiêu đề thể hiện theo độ tuổi như sau:
Trang trí buổi lễ mừng thọ
1. Treo Quốc kỳ ở phía bên trái của sân khấu (nhìn từ phía dưới lên).
2. Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới Quốc kỳ. Trường hợp cờ được treo trên cột thì tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chếch phía trước bên phải cột cờ (nhìn từ phía dưới lên). Logo Hội người cao tuổi đặt trên và chính giữa phía trên tiêu đề buổi lễ (cách 25-30cm).
3. Tiêu đề buổi lễ được thể hiện bằng kiểu chữ in hoa trên nền phông về phía bên phải sân khấu.
4. Nội dung tiêu đề thể hiện theo độ tuổi như sau:
a) Đủ 70 tuổi và đủ 75 tuổi: lễ mừng thọ;
b) Đủ 80 tuổi và đủ 85 tuổi: lễ mừng thượng thọ;
c) Đủ 90 tuổi, đủ 95 tuổi và 100 tuổi trở lên: lễ mừng thượng thượng thọ.
d) Trường hợp tổ chức lễ mừng thọ chung đối với người cao tuổi thuộc nhiều độ tuổi khác nhau thì nội dung tiêu đề ghi chung là: lễ mừng thọ
...
Như vậy, độ tuổi được mừng thọ trong năm 2024 cụ thể như sau:
- Đủ 70 tuổi và đủ 75 tuổi: lễ mừng thọ;
- Đủ 80 tuổi và đủ 85 tuổi: lễ mừng thượng thọ;
- Đủ 90 tuổi, đủ 95 tuổi và 100 tuổi trở lên: lễ mừng thượng thượng thọ.
Lưu ý: Trường hợp tổ chức lễ mừng thọ chung đối với người cao tuổi thuộc nhiều độ tuổi khác nhau thì nội dung tiêu đề ghi chung là: lễ mừng thọ
Tuy nhiên, mừng thọ 70 tuổi không có tên gọi riêng biệt. Theo quy định tại Luật Người cao tuổi 2009, 70 tuổi là độ tuổi được mừng thọ.
Độ tuổi nào được mừng thọ 2024? Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức mừng thọ người cao tuổi vào ngày nào?
Theo Điều 21 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi như sau:
Chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
1. Người thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà.
2. Người thọ 90 tuổi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chúc thọ và tặng quà.
3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội người cao tuổi tại địa phương, gia đình của người cao tuổi tổ chức mừng thọ người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 tuổi trở lên vào một trong các ngày sau đây:
a) Ngày người cao tuổi Việt Nam;
b) Ngày Quốc tế người cao tuổi;
c) Tết Nguyên đán;
d) Sinh nhật của người cao tuổi.
4. Kinh phí thực hiện quy định tại Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm và nguồn đóng góp của xã hội.
Như vậy, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội người cao tuổi tại địa phương, gia đình của người cao tuổi tổ chức mừng thọ người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 tuổi trở lên vào một trong các ngày sau đây:
- Ngày người cao tuổi Việt Nam;
- Ngày Quốc tế người cao tuổi;
- Tết Nguyên đán;
- Sinh nhật của người cao tuổi.
Nguyên tắc tiến hành lễ mừng thọ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 06/2012/TT-BVHTTDL quy định nguyên tắc tiến hành lễ mừng thọ như sau:
Nguyên tắc tiến hành lễ mừng thọ
1. Người điều hành buổi lễ là đại diện lãnh đạo Hội người cao tuổi cấp xã.
2. Trường hợp người được mừng thọ ốm, yếu không đến dự lễ mừng thọ, ban tổ chức có trách nhiệm đến tận nơi trao giấy mừng thọ và tặng quà.
3. Việc tổ chức mừng thọ tại gia đình phải đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của gia đình.
Như vậy, nguyên tắc tiến hành lễ mừng thọ như sau:
- Người điều hành buổi lễ là đại diện lãnh đạo Hội người cao tuổi cấp xã.
- Trường hợp người được mừng thọ ốm, yếu không đến dự lễ mừng thọ, ban tổ chức có trách nhiệm đến tận nơi trao giấy mừng thọ và tặng quà.
- Việc tổ chức mừng thọ tại gia đình phải đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của gia đình.
Kinh phí tổ chức mừng thọ được lấy từ đâu?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 06/2012/TT-BVHTTDL quy định kinh phí tổ chức mừng thọ như sau:
Kinh phí tổ chức mừng thọ
Kinh phí tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách; Thông tư số 21/2011/TT-BTC ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi và quy định của pháp luật về tài chính có liên quan.
Theo đó, kinh phí tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015; Thông tư 21/2011/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi và quy định của pháp luật về tài chính có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?