Trẻ vị thành niên là gì? Độ tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi?

Cho tôi hỏi: Trẻ vị thành niên là gì? Độ tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên được xác định như thế nào? Chị Uyên - Tây Ninh

Trẻ vị thành niên là gì?

Trẻ vị thành niên là khái niệm chưa được thống nhất về mặt pháp lý tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo thông thường, trẻ vị thành niên được hiểu là người chưa đủ 18 tuổi.

Vị thành niên nghĩa là "chưa đủ tuổi trưởng thành" hay "chưa là người lớn" là một khái niệm chưa được thống nhất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 12 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 18- 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 10 - 16 tuổi.

Trên thế giới, các nước có quy định về độ tuổi thanh niên khác nhau: nhiều nước quy định từ 18 đến 24 tuổi hoặc 15 - 24 tuổi, một số nước quy định từ 15 - 30 tuổi.

Ở nhiều quốc gia, bao gồm Úc, Ấn Độ, Philippines, Brazil, Croatia và Colombia, trẻ vị thành niên được xác định là một người dưới tuổi 18.

Trong khi Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Hàn Quốc, trẻ vị thành niên là người dưới 20 tuổi. Pháp luật New Zealand quy định trẻ vị thành niên là người dưới 18 tuổi là thích hợp, nhưng hầu hết các quyền của tuổi trưởng thành được giả định ở độ tuổi thấp hơn: ví dụ, giao kết hợp đồng và có một ý chí là có thể hợp pháp ở tuổi 15.

Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi.

Có thể thấy rằng độ tuổi vị thành niên còn chưa thống nhất giữa các nước trên thế giới.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản trẻ vị thành niên là người chưa đến độ tuổi được pháp luật coi là đủ khả năng để sử dụng quyền, làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm.

Trẻ vị thành niên là gì? Độ tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi?

Trẻ vị thành niên là gì? Độ tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? (Hình từ Internet)

Độ tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi?

Căn cứ theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định như sau:

Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định:

Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.

Tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

Theo đó, hiện nay Việt Nam chưa có quy định cụ thể về độ tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi. Pháp luật Việt Nam chỉ quy định về người thành niên là người từ đủ 18 tuổi, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi và trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Về mặt y tế, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), độ tuổi vị thành niên được xác định là từ 10 đến 19 tuổi.

Do đó, có thể hiểu rằng, độ tuổi vị thành niên tại Việt Nam có thể được tham khảo theo hai mốc:

- Mặt pháp lý: Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi và trẻ em là người dưới 16 tuổi.

- Mặt y tế: Từ 10 đến 19 tuổi.

Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên được xác định như thế nào?

Căn cứ khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:

Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Theo đó, đối với người chưa đủ sáu tuổi thì khi giao dịch dân sự phải do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Trừ trường hợp giao dịch dân sự này phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Trừ những giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 2 tháng 8 năm 2024 là bao nhiêu âm? Quy định về thời giờ làm việc bình thường trong ngày này?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 1 tháng 8 là ngày gì? 1 tháng 8 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm, thứ mấy? Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tuyên giáo được tặng cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch Dương Tháng 8 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 8 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn niên 2024 - Lịch âm 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quốc tang cấm các hoạt động nào? Các cơ quan nào cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 10 tháng 8 là ngày gì? Chia sẻ lịch âm tháng 8 năm 2024 chính xác, đầy đủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Áp thấp nhiệt đới là gì? Nội dung tin dự báo diễn biến áp thấp nhiệt đới gồm những thông tin gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 30–CT/TU của Thành ủy Hà Nội, gia đình có vai trò gì trong việc khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ đề ra việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nào trong phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Hiền
26,115 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào