Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô không ngồi cạnh hỗ trợ học viên bị phạt bao nhiêu tiền?
Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô không ngồi cạnh hỗ trợ học viên bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe
1. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với giáo viên dạy lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giáo viên dạy thực hành để học viên không có phù hiệu “Học viên tập lái xe” lái xe tập lái hoặc có phù hiệu nhưng không đeo khi lái xe tập lái;
b) Giáo viên dạy thực hành chở người, hàng trên xe tập lái trái quy định;
c) Giáo viên dạy thực hành chạy sai tuyến đường trong Giấy phép xe tập lái; không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe (kể cả trong sân tập lái và ngoài đường giao thông công cộng);
d) Không đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” khi giảng dạy;
đ) Không có giáo án của môn học được phân công giảng dạy theo quy định hoặc có giáo án nhưng không phù hợp với môn được phân công giảng dạy;
e) Giáo viên dạy thực hành không mang theo Giấy phép xe tập lái hoặc mang theo Giấy phép xe tập lái đã hết giá trị sử dụng.
...
Đối chiếu với quy định trên, trường hợp giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô không ngồi cạnh hỗ trợ học viên (kể cả trong sân tập lái và ngoài đường giao thông công cộng) có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
Giáo viên dạy lái xe ô tô không ngồi cạnh hỗ trợ học viên bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Cơ sở đào tạo lái xe không bố trí giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô ngồi cạnh hỗ trợ học viên có bị phạt không?
Căn cứ theo điểm a khoản 3, điểm a khoản 9 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cơ sở đào tạo lái xe không bố trí giáo viên dạy thực hành ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe; bố trí giáo viên không đủ tiêu chuẩn để giảng dạy;
b) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái không có “Giấy phép xe tập lái” hoặc có nhưng hết hạn, không gắn biển xe "Tập lái" trên xe theo quy định, không ghi tên cơ sở đào tạo, số điện thoại ở mặt ngoài hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe theo quy định;
c) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái không trang bị thêm bộ phận hãm phụ hoặc có nhưng không có tác dụng;
...
9. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Cơ sở đào tạo lái xe thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 4; điểm d khoản 5 Điều này bị đình chỉ tuyển sinh từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Cơ sở đào tạo lái xe thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c khoản 5 Điều này bị đình chỉ tuyển sinh từ 02 tháng đến 04 tháng;
...
Như vậy, cơ sở đào tạo lái xe không bố trí giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô ngồi cạnh hỗ trợ học viên cũng bị xử phạt với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, cơ sở đào tạo lái xe này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là bị đình chỉ tuyển sinh từ 01 tháng đến 03 tháng.
Giáo viên dạy thực hành lái xe cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 65/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện về giáo viên
1. Có đội ngũ giáo viên dạy lý thuyết, thực hành đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Nghị định này.
2. Đảm bảo có ít nhất 01 giáo viên dạy thực hành lái xe trên 01 xe tập lái.
Dựa theo quy định này, giáo viên dạy thực hành lái xe cần phải đáp ứng những điều kiện dưới đây:
- Phải đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;
- Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2;
- Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển;
- Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 65/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?