Tổng hợp các trường xét học bạ 2024 ở miền Bắc mới nhất?
Các trường xét học bạ 2024 ở miền Bắc?
Theo đó, xét học bạ là phương thức tuyển sinh đại học dựa trên kết quả học tập của học sinh trong suốt 3 năm học THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển. Phương thức này giúp giảm bớt áp lực thi cử cho thí sinh, đồng thời tạo cơ hội cho những học sinh có học lực tốt được vào học tại các trường đại học uy tín. Hiện nay, có hai hình thức xét học bạ phổ biến, bao gồm:
- Xét học bạ toàn bộ 3 năm THPT: Thí sinh sẽ được xét dựa trên điểm trung bình của tất cả các môn học trong 3 năm học THPT.
- Xét học bạ lớp 12: Thí sinh sẽ được xét dựa trên điểm trung bình của các môn học trong chương trình lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển.
Các trường xét học bạ 2024 ở miền Bắc bao gồm các trường như sau:
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Tổng hợp các trường xét học bạ 2024 ở miền Bắc mới nhất? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu nguyên tắc trong tuyển sinh đại học?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, hiện nay có 03 nguyên tắc cần phải tuân theo trong tuyển sinh đại học, cụ thể:
[1] Công bằng đối với thí sinh
- Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
- Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém.
- Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo.
- Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển.
- Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
[2] Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
- Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh.
- Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
[3] Minh bạch đối với xã hội
- Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát.
- Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
Học sinh cần đáp ứng điều kiện gì để tham dự tuyển sinh đại học?
Theo Điều 5 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về đối tượng, điều kiện dự tuyển như sau:
Đối tượng, điều kiện dự tuyển
.....
2. Đối tượng dự tuyển quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định tại Điều 9 Quy chế này;
b) Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;
c) Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.
.....
Như vậy, để được tham dự tuyển sinh đại học, học sinh cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:
[1] Đạt ngưỡng đầu vào;
- Đối với đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề do Bộ GDĐT công bố hàng năm cho các phương thức tuyển sinh đào tạo hình thức chính quy sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT: Ngưỡng đầu vào do Bộ GDĐT công bố hàng năm cho các phương thức tuyển sinh đào tạo hình thức chính quy sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
- Đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp sư phạm dự tuyển vào cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non: Ngưỡng đầu vào do cơ sở đào tạo quy định và chịu trách nhiệm.
- Đối với tuyển sinh đào tạo hình thức khác chính quy hoặc phương thức tuyển sinh không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh đạt ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề khi:
+ Học lực lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
+ Học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên đối với các ngành Giáo dục thể chất và Huấn luyện thể thao, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm mỹ thuật; ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng và các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Chi tiết ngưỡng đầu vào quy định tại Điều 9 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.
[2] Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành
[3] Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.
[4] Thuộc các đối tượng sau:
- Người đã được công nhận tốt nghiệp THPT của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương.
- Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức chăm sóc mắt học đường TP Đà Nẵng năm 2024?
- Hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại tỉnh Bình Dương hiện nay?
- Đáp án tuần thứ nhất Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024?
- Đề thi giữa kì 1 GDCD 9 có đáp án năm 2024 - 2025 cho học sinh tham khảo?
- Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định việc xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là gì?