Hồ sơ xin việc hiện nay gồm những giấy tờ gì? Giấy tờ nào trong hồ sơ xin việc cần công chứng chứng thực?
Hồ sơ xin việc cơ bản hiện nay gồm những giấy tờ gì?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP không có quy định về các giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ xin việc.
Tuy nhiên, một bộ hồ sơ xin việc cơ bản cần có những giấy tờ sau:
(1) CV xin việc, Đơn xin việc;
(2) Sơ yếu lý lịch;
(3) Giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe;
Hiện nay, mẫu giấy khám sức khỏe được quy định tại Điều 34 Thông tư 32/2023/TT-BYT, cụ thể:
+ Mẫu giấy khám sức khỏe đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Mẫu giấy khám sức khỏe đối với người chưa đủ 18 tuổi;
+ Mẫu giấy khám sức khỏe đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Mẫu giấy khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe định kỳ.
(4) Thẻ căn cước công dân
(5) Bản photo căn cước công dân;
(6) Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan,..
(7) Ảnh chân dung
(8) Các bằng cấp, giấy tờ khác
Ngoài bằng cấp thì trong hồ sơ xin việc của ứng viên có thể nộp thêm một số loại giấy tờ như bảng điểm, chứng chỉ tin học (như MOS, IC3), chứng chỉ ngoại ngữ (6 bậc hoặc Toiec, ielts),…
Hồ sơ xin việc hiện nay gồm những giấy tờ gì? Giấy tờ nào trong hồ sơ xin việc cần công chứng chứng thực? (Hình từ Internet)
Giấy tờ gì trong hồ sơ xin việc cần công chứng chứng thực?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
...
Theo đó, tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các loại chứng thực như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
5. “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
6. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
7. “Sổ gốc” là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.
...
Tại Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động như sau:
Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
...
2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Theo đó, người lao động có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Từ những căn cứ nêu trên, pháp luật không có quy định cụ thể phải công chứng chứng thực các loại giấy tờ nào có trong bộ hồ sơ xin việc, việc có cần công chứng hồ sơ xin việc hay không phụ thuộc vào quy định của từng công ty.
Trên thực tế, CV xin việc và đơn xin việc không cần phải công chứng chứng thực mà chỉ yêu cầu chứng thực các loại giấy tờ sau tại cơ quan có thẩm quyền:
- Sơ yếu lý lịch (chứng thực chữ ký);
- Bản photo căn cước công dân (Chứng thực bản sao từ bản chính);
- Bản photo giấy khai sinh (Chứng thực bản sao từ bản chính);
- Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan... (Chứng thực bản sao từ bản chính).
Như vậy, các loại giấy tờ nào có trong bộ hồ sơ xin việc có phải công chứng hay không sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của người sử dụng lao động.
Download file hồ sơ xin việc mẫu mới nhất năm 2024?
Có thể nói, hồ sơ xin việc là một trong những “thủ tục bắt buộc” khi đi xin việc. Đây chính là công cụ để tiếp cận các nhà tuyển dụng với những thông tin quan trọng và có giá trị về ứng viên, từ đó giúp nhà tuyển dụng sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn trong quá trình sàng lọc hồ sơ ứng viên.
Có thể tham khảo file hồ sơ xin việc mẫu mới nhất năm 2024 như sau:
Tải Đơn xin việc Tại đây
Tải Sơ yếu lý lịch Tại đây
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?