Ban hành Thông tư hướng dẫn Luật Thi đua khen thưởng và Nghị định 98/2023/NĐ-CP?

Cho tôi hỏi: Thông tư 1/2024/TT-BNV hướng dẫn Luật Thi đua khen thưởng và Nghị định 98/2023/NĐ-CP như thế nào?- Câu hỏi của chị Nhã (Hà Nội).

Ban hành Thông tư hướng dẫn Luật Thi đua khen thưởng và Nghị định 98/2023/NĐ-CP?

Ngày 24/02/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 1/2024/TT-BNV quy định biện pháp thi hành Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

Theo Điều 1 Thông tư 1/2024/TT-BNV có quy định chung về thi đua khen thưởng thì:

- Đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc đột xuất thì người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh khen thưởng theo thẩm quyền.

Trường hợp thành tích tiêu biểu xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc lĩnh vực thuộc Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc phạm vi toàn quốc thì đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước theo tiêu chuẩn quy định.

- Đối với tập thể không có tổ chức đảng, đoàn thể khi đề nghị khen thưởng trong Báo cáo thành tích phải thể hiện là tập thể không có tổ chức đảng, đoàn thể.

- Người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua trong phạm vi Bộ, ban, ngành, tỉnh thực hiện việc khen thưởng theo thẩm quyền.

Bộ, ban, ngành không đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước cho đối tượng không do Bộ, ban, ngành quản lý chuyên môn theo ngành dọc.

Khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, ngoài việc khen thưởng theo thẩm quyền thì Bộ, ban, ngành, tỉnh:

+ Lựa chọn cá nhân, tập thể có thành tích tiêu biểu xuất sắc đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (đối với phong trào thi đua có thời gian từ 03 năm trở lên);

+ Lựa chọn cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét, trình Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (đối với phong trào thi đua có thời gian từ 05 năm trở lên).

- Khi Bộ, ban, ngành, tỉnh tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện luật, pháp lệnh, nghị định hoặc phục vụ hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế, khu vực... thì:

Thực hiện khen thưởng theo thẩm quyền, không đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước, trừ thành tích phục vụ hội nghị, diễn đàn quốc tế, khu vực phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước.

Làm việc dưới bao nhiêu tháng không được xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến?

Tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 1/2024/TT-BNV có quy định chung về thi đua khen thưởng trong việc bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” như sau:

Quy định chung về thi đua, khen thưởng
...
5. Việc bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” trong một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:
a) Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”;
b) Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”;
Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên thì thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định chung, trong thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng, cá nhân phải chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, hoàn thành nhiệm vụ học tập, đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên (đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng có xếp loại trung bình, khá, giỏi...);
c) Đối với cá nhân chuyển công tác hoặc được điều động, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ (đối với cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức) hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị mới (đối với cá nhân không phải là cán bộ, công chức, viên chức) thực hiện. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ;
d) Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” đối với các cá nhân mới tuyển dụng dưới 06 tháng.

Như vậy, cá nhân làm việc dưới 06 tháng thì không được xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến.

Ban hành Thông tư hướng dẫn Luật Thi đua khen thưởng và Nghị định 98/2023/NĐ-CP?

Ban hành Thông tư hướng dẫn Luật Thi đua khen thưởng và Nghị định 98/2023/NĐ-CP? (Hình từ Internet)

Có mấy hình thức tổ chức thi đua?

Tại Điều 2 Thông tư 1/2024/TT-BNV có quy định về hình thức tổ chức thi đua như sau:

Hình thức tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau được chia theo khối thi đua, cụm thi đua.
...
2. Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chỉ phát động thi đua theo chuyên đề khi đã xác định rõ thời gian mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung và giải pháp cụ thể.
...

Như vậy, có 02 hình thức tổ chức thi đua bao gồm:

- Thi đua thường xuyên;

- Thi đua theo chuyên đề.

Lưu ý: Thông tư 1/2024/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15/04/2024.

Trân trọng!

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
09 điểm mới Luật Tổ chức Tòa án nhân dân có hiệu lực từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Lưu trữ mới nhất năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới nhất 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Thủ đô mới nhất 2024 có hiệu lực từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ mới nhất 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp mới nhất 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn bản của Đảng có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Lương Thị Tâm Như
421 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Văn bản quy phạm pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào