Làm tài liệu giả giấy tâm thần cho phạm nhân bị phạt tù bao nhiêu năm?

Cho tôi hỏi: Làm tài liệu giả giấy tâm thần cho phạm nhân bị phạt tù bao nhiêu năm? Dựa vào đâu để kết luận người phạm tội mắc bệnh tâm thần? Chị An tại Đồng Nai.

Làm giả giấy tâm thần cho phạm nhân bị phạt tù bao nhiêu năm?

Căn cứ Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về làm tài liệu giả như sau:

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo đó hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả nhằm thực hiện hành vi làm tài liệu giả giấy tâm thần có thể bị phạt tù lên đến 07 năm tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội.

Ngoài ra, người phạm tội làm tài liệu giả thâm thần cho phạm nhân còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Người mắc bệnh tâm thần có phải là không có năng lực trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, người đang mắc bệnh tâm thần thì được xem là đang ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, người mắc bện tâm thần làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì mới không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Làm tài liệu giả giấy tâm thần cho phạm nhân bị phạt tù bao nhiêu năm?

Làm tài liệu giả giấy tâm thần cho phạm nhân bị phạt tù bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)

Dựa vào đâu để kết luận người phạm tội mắc bệnh tâm thần?

Căn cứ Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
3. Nguyên nhân chết người;
4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
6. Mức độ ô nhiễm môi trường.

Theo đó, muốn xác định người phạm tội mắc bệnh tâm thần thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định tình trạng của bị can, bị cáo để có căn cứ kết luận.

Trường hợp bị can, bị cáo được kết luận mắc bệnh tâm thần, vụ án có thể được tạm đình chỉ để bị can áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015. Sau khi tình trạng sức khỏe phục hồi bình thường, vụ án sẽ được phục hồi điều tra xử lý theo thủ tục tố tụng chung. Nếu bị tuyên án thì người đó có thể được tòa án áp dụng tình tiết giảm nhẹ.

Trân trọng!

Tội làm giả con dấu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội làm giả con dấu
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội mua bán bằng giả thì bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân có hành vi làm giả con dấu bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm tài liệu giả giấy tâm thần cho phạm nhân bị phạt tù bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội làm giả con dấu
Đinh Thị Ngọc Huyền
727 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào