1 phân vàng bằng bao nhiêu chỉ? 1 ly vàng bằng bao nhiêu gam? Đồng xu đúc bằng vàng có phải là vàng miếng không?

Cho tôi hỏi: 1 phân vàng bằng bao nhiêu chỉ? 1 ly vàng bằng bao nhiêu gam? Đồng xu đúc bằng vàng có phải là vàng miếng hay không? Anh Nam - Hà Nội

1 phân vàng bằng bao nhiêu chỉ? 1 ly vàng bằng bao nhiêu gam vàng?

Phân vàng là một khái niệm ít gặp hơn so với chỉ, cây hay lượng vàng. Đó là do đây là một khái niệm chỉ khối lượng nhỏ. 1 chỉ vàng thông thường sẽ bằng 10 phân vàng. Như vậy, ta có thể tính toán, đổi phân vàng ra đơn vị gam như sau:

1 phân vàng = 1/10 chỉ = 1/10 x 3,75 gam = 0,375 gam.

Như vậy, 1 phân vàng bằng 0,1 chỉ vàng.

Ngoài khái niệm phân, ly vàng cũng là một trong những đơn vị tính khối lượng vàng trong thực tế. Nó được dùng để chỉ một lượng vàng khá nhỏ nên ít được mọi người nhắc đến. 1 ly vàng trong thực tế sẽ có khối lượng bằng 1/10 so với phân vàng. Chi tiết việc quy đổi ly vàng ra đơn vị gam như sau:

1 ly vàng = 1/10 phân vàng = 1/10 x 0,375 gam = 0,0375 gam.

Có thể thấy, đây là một đơn vị tính khối lượng vàng khá nhỏ. Không có nhiều đồ vật, trang sức bằng vàng có kích thước nhỏ được tính bằng ly.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

1 phân vàng bằng bao nhiêu chỉ? 1 ly vàng bằng bao nhiêu gam? Đồng xu đúc bằng vàng có phải là vàng miếng không?

1 phân vàng bằng bao nhiêu chỉ? 1 ly vàng bằng bao nhiêu gam? Đồng xu đúc bằng vàng có phải là vàng miếng không? (Hình từ Internet)

Đồng xu đúc bằng vàng có phải là vàng miếng hay không?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP có quy định về vàng như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
2. Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
3. Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác.
4. Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản là hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản, dưới hình thức giao dịch ký quỹ và giá trị ròng được định giá lại liên tục theo biến động của giá vàng.

Căn cứ quy định trên, vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và mã ký hiệu. Do đó, đồng xu đúc bằng vàng không phải là vàng miếng.

Người dân được bán vàng miếng ở đâu?

Theo điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng như sau:

Quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Do đó, người dân không được phép bán vàng miếng tại tiệm vàng chưa được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Để đảm bảo bán vàng miếng đúng pháp luật, người dân cần bán tại những nơi đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép (dựa trên danh sách của Ngân hàng Nhà nước công bố; hoặc yêu cầu họ cung cấp giấy phép được mua, bán vàng miếng trước khi bán cho họ...).

Những hành vi nào không được làm khi kinh doanh vàng?

Căn cứ Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng như sau:

Hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng
Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:
1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.
6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, những hành vi không được làm khi kinh doanh vàng bao gồm:

- Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.

- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

- Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

- Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

- Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

- Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.

- Vi phạm các quy định khác tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào