Di lý tội phạm là gì? Đối tượng nào sẽ bị áp giải thi hành án hình sự?
Di lý tội phạm là gì?
Hiện nay, không có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào của Việt Nam định nghĩa hay sử dụng từ di lý tội phạm, di lý cũng là một từ rất hiếm gặp trong thực tế cuộc sống. Di lý được hiểu là sự di chuyển, chuyển dịch các chủ thể từ nơi này sang nơi khác về mặt pháp lý.
Di lý tội phạm mang ý nghĩa khá rộng nếu được áp dụng trong môi trường pháp luật, vì trong pháp luật Việt Nam thì ứng với mỗi chủ thể việc chuyển dịch lại phải sử dụng những thuật ngữ khác nhau:
- Đối với bị can, bị cáo: Có thể sử dụng thuật ngữ dẫn giải hoặc áp giải.
- Đối với bản án (các văn bản tố tụng) cần chuyển từ nơi này đến nơi khác: Có thể sử dụng từ “tống đạt”.
Di lý tội phạm là một từ Hán Việt liên quan nhiều đến yếu tố pháp lý, vì vậy cần rất cẩn trọng khi sử dụng thuật ngữ này để tránh gây hiểu nhầm.
Tuy nhiên, có thể hiểu di lý tội phạm là hành động di chuyển một người bị cáo, bị can hoặc người đã bị kết án đến nơi có đúng thẩm quyền hoặc trách nhiệm để giải quyết, nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Di lý tội phạm là gì? Đối tượng nào sẽ bị áp giải thi hành án hình sự? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào sẽ bị áp giải thi hành án hình sự?
Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về các đối tượng bị áp giải thi hành án hình sự như sau:
Giải thích từ ngữ
...
15. Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng để giáo dục theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
16. Áp giải thi hành án là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phạt tù, tử hình, trục xuất đến nơi chấp hành án.
17. Trích xuất là việc thực hiện quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa phạm nhân, người bị kết án tử hình hoặc người chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng ra khỏi nơi quản lý và chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khám bệnh, chữa bệnh, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo trong thời hạn nhất định.
18. Danh bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch, nhân dạng, ảnh chụp ba tư thế, in dấu vân hai ngón tay trỏ của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.
...
Theo quy định nêu trên, việc áp giải thi hành án hình sự được thực hiện với các đối tượng như:
- Người chấp hành án phạt tù,
- Người chấp hành án tử hình,
- Người bị trục xuất đến nơi chấp hành án.
Người đang bị áp giải thi hành án hình sự mà bỏ trốn bị xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 386 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử như sau:
Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử
1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.
Như vậy, người đang bị áp giải thi hành án hình sự mà bỏ trốn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm tuỳ vào mức độ nghiêm trọng.
Hành vi dùng vũ lực đối với người canh gác để đánh tháo người đang bị áp giải thi hành án hình sự sẽ bị xử lý hình sự ra sao?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 387 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù như sau:
Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù
1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;
d) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người có hành vi dùng vũ lực đối với người canh gác để đánh tráo người đang bị áp giải thi hành án hình sự bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù.
Người phạm tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi hành án hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?