Tuyển người nước ngoài làm việc online bắt buộc phải có giấy phép lao động không?
- Tuyển người nước ngoài làm việc online bắt buộc phải có giấy phép lao động không?
- Có thể ký hợp đồng dịch vụ thuê người nước ngoài làm việc online không?
- Doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ với người nước ngoài làm việc online không?
- Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ được quy định như thế nào?
Tuyển người nước ngoài làm việc online bắt buộc phải có giấy phép lao động không?
Căn cứ theo Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Đối chiếu với quy định trên, trường hợp người nước ngoài làm việc online không được xem là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nên không bắt buộc phải có giấy phép lao động.
Tuyển người nước ngoài làm việc online bắt buộc phải có giấy phép lao động không? (Hình từ Internet)
Có thể ký hợp đồng dịch vụ thuê người nước ngoài làm việc online không?
Căn cứ theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Căn cứ theo Điều 514 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Như vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể ký hợp đồng dịch vụ thuê người nước ngoài làm việc online. Bởi lẽ quy định này áp dụng cho cả đối tượng là người nước ngoài làm việc online mà không bắt buộc người nước ngoài phải làm việc ở Việt Nam.
Doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ với người nước ngoài làm việc online không?
Căn cứ theo Điều 520 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ
1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Dựa theo quy định trên, nếu không có nhu cầu hợp tác nữa thì doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ với người nước ngoài làm việc online.
Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ được quy định như thế nào?
- Quyền của bên cung ứng dịch vụ quy định tại Điều 517 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
+ Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc;
+ Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ;
+ Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ;
- Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quy định tại Điều 518 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
+ Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác;
+ Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ;
+ Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc;
+ Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc;
+ Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
+ Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?