Văn hóa phẩm đồi trụy là gì? Mức phạt hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bao nhiêu?

Cho tôi hỏi: Văn hóa phẩm đồi trụy là gì? Mức phạt hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng là bao nhiêu? Chị Ngọc tại Bắc Ninh.

Văn hóa phẩm đồi trụy là gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 32/2012/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2022/NĐ-CP (hết hiệu lực: 01/01/2023) như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Văn hóa phẩm bao gồm:
a) Các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác được ghi trên các chất liệu hoặc phương tiện kỹ thuật số ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh (không bao gồm bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách và xuất bản phẩm điện tử quy định tại Luật xuất bản);
b) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh;
c) Di sản văn hóa vật thể và các sản phẩm liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 178/2004/NĐ-CP quy định như sau:

Nội dung chi tiết một số từ ngữ
...
4. "Đồi trụy" quy định tại Điều 16 và khoản 1 Điều 26 của Pháp lệnh là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
...

Do đó, văn hóa phẩm đồi trụy là hình ảnh, vật phẩm, sản phẩm, thông tin có thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Văn hóa phẩm đồi trụy là gì? Mức phạt hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là bao nhiêu?

Văn hóa phẩm đồi trụy là gì? Mức phạt hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức phạt hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng là bao nhiêu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Theo đó, trường hợp truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người có hành vi vi phạm sau đây có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.

Đồng thời, buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.

Lưu ý: Mức phạt kể trên áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm là gì?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 178/2004/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm như sau:

- Chấp hành nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn, điều kiện cấp phép, điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật;

- Đăng ký kinh doanh và có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Không được sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của họ;

- Ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động và quản lý hoạt động của các nhân viên này theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. Chủ cơ sở, người quản lý, điều hành phải kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của người lao động trước khi thực hiện hợp đồng lao động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc người lao động không có chứng chỉ hành nghề;

- Ký cam kết với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh về việc không để tệ nạn mại dâm xảy ra ở cơ sở mình;

- Thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm;

- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn người lao động, thực hiện đăng ký tạm trú cho những người thuộc diện phải đăng ký tạm trú với cơ quan Công an có thẩm quyền;

- Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, hợp đồng lao động, giấy chứng nhận của chính quyền địa phương nơi người đó thường trú xác nhận là người của địa phương hoặc giấy báo tạm vắng để đi làm ăn sinh sống và bản cam kết không tham gia tệ nạn mại dâm, khi được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu;

- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng qúy cho người lao động và theo dõi, giám sát việc điều trị bệnh;

- Người lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc được giao theo quy định của pháp luật; chấp hành các quy định về quản lý hộ khẩu, khám sức khoẻ theo định kỳ và cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.

Chế độ, chính sách đền bù, trợ cấp đối với người tham gia phòng, chống mại dâm bị thiệt hại về tài sản, sức khoẻ và tính mạng như thế nào?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 178/2004/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đền bù, trợ cấp đối với người bị thiệt hại khi tham gia phòng, chống mại dâm bị thiệt hại về tài sản, sức khoẻ và tính mạng như sau:

- Người phát hiện, tố giác, đấu tranh phòng, chống mại dâm nếu bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù giá trị tài sản bị thiệt hại.

- Người phát hiện, tố giác, đấu tranh phòng, chống mại dâm nếu bị thương, bị suy giảm khả năng lao động thì được trợ cấp chi phí y tế, trợ cấp mất khả năng lao động theo mức độ suy giảm sức lao động nhưng tối đa không vượt quá 20.000.000 đồng.

- Người phát hiện, tố giác, đấu tranh phòng, chống mại dâm nếu bị chết thì gia đình hoặc người đại diện hợp pháp được nhận trợ cấp một lần bằng tiền, mức trợ cấp bao gồm các chi phí thực tế nhưng tối đa không quá 50.000.000 đồng.

Kinh phí để đền bù và trợ cấp cho người bị thiệt hại về tài sản, sức khoẻ và tính mạng do ngân sách địa phương đảm bảo. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện.

- Cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm nếu bị thương thì được hưởng chính sách, chế độ tương tự như đối với thương binh; nếu hy sinh thì được xem xét để công nhận là liệt sỹ theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào