Xác định tỷ lệ tính thuế đối với hoạt động xây dựng của cá nhân kinh doanh như thế nào?
Có bao nhiêu phương pháp tính thuế cho cá nhân kinh doanh?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, bao gồm cả một số trường hợp sau:
....
Đồng thời tại Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Ngoài các từ ngữ đã được giải thích tại Luật Quản lý thuế, các Luật thuế và các Nghị định quy định liên quan, một số từ ngữ khác trong Thông tư này được hiểu như sau:
...
4. “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
...
6. “Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh” là cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định.
...
8. “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.
...
Như vậy, đối với cá nhân kinh doanh hoạt động xây dựng sẽ có những phương pháp tính thuế như sau:
[1] Phương pháp kê khai: là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế phát sinh theo kỳ tháng hoặc quý
[2] Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh: là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế từng lần phát sinh đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định
[3] Phương pháp khoán: là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019
Xác định tỷ lệ tính thuế đối với hoạt động xây dựng của cá nhân kinh doanh như thế nào? (Hình từ Interenet)
Xác định tỷ lệ tính thuế đối với hoạt động xây dựng của cá nhân kinh doanh như thế nào?
Theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thì đối với cá nhân kinh doanh hoạt động xây dựng sẽ thuộc danh mục ngành nghề nộp thuế theo phương pháp khoán
Ngoài ra, tỷ lệ tính thuế của cá nhân kinh doanh hoạt động xây dựng nộp thuế theo phương pháp khoán sẽ phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh đó có bao thầu nguyên vật liệu hay không được, cụ thể xác định như sau:
[1] Đối với xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp):
- Thuế giá trị gia tăng: 5%
- Thuế thu nhập cá nhân: 2%
[2] Đối với xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp):
- Thuế giá trị gia tăng: 3%
- Thuế thu nhập cá nhân: 1.5%
Khi tính thuế đối với cá nhân kinh doanh hoạt động xây dựng cần đáp ứng nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính thuế như sau:
- Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho 01 người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể dục thể thao quần chúng là gì? Phong trào thể dục thể thao quần chúng được quy định như thế nào?
- Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi là bao nhiêu?
- Mẫu Thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại mới nhất từ ngày 01/12/2024?
- Hiện nay nhóm G20 gồm những nước nào? Quy hoạch tổng thể quốc gia đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân bao nhiêu % giai đoạn 2021 - 2030?
- 1 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Ngày 1 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?