Cách đổi tiền lẻ tại cây ATM đơn giản, dễ thực hiện nhất?
Cách đổi tiền lẻ tại cây ATM đơn giản, dễ thực hiện nhất?
Để thực hiện đổi tiền lẻ tại cây ATM cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chỉ đổi tiền lẻ tại những cây ATM được nạp tiền lẻ và cho phép khách hàng đổi
- Đổi tiền lẻ từ nguồn tiền trong thẻ ATM của khách hàng
Sau đây là cách đổi tiền lẻ tại cây ATM đơn giản nhất:
Bước 1: Chèn thẻ ngân hàng vào khe đọc của máy ATM.
Bước 2: Nhập mã PIN thẻ ngân hàng.
Bước 3: Sau khi xác thực tài khoản, màn hình sẽ hiển thị các tùy chọn giao dịch, bạn chọn loại giao dịch muốn thực hiện, cụ thể là giao dịch rút tiền.
Bước 4: Màn hình hiển thị các mệnh giá phổ biến. Để rút tiền lẻ, các bạn hãy chọn Số tiền khác.
Bước 5: Nhập số tiền cần rút.
Quan trọng: Cần đọc kỹ dòng ghi chú Số tiền mà cây ATM có thể trả được là bội số của mệnh giá bao nhiêu.
Ví dụ, số tiền được rút tại cây ATM BIDV là bội số của 10.000 đồng, số tiền được rút tại cây ATM Vietcombank là bội số của 50.000 đồng,…
Bước 6: Bấm Xác nhận/Enter.
Bước 7: Nhận lại thẻ ngân hàng và tiền đã rút.
Lưu ý: Máy ATM của một số ngân hàng sẽ ưu tiên rút tiền theo mệnh giá lớn nhất. Nếu không chọn được cây ATM của ngân hàng hỗ trợ chức năng rút tiền lẻ nhỏ, khách hàng có thể rút nhiều lần với số tiền nhỏ hơn để lấy được mệnh giá đúng yêu cầu. Tuy nhiên khách hàng cũng cần lưu ý về mức phí mỗi lần rút
Cách đổi tiền lẻ tại cây ATM đơn giản, dễ thực hiện nhất? (Hình từ Internet)
Hiện nay có những loại thẻ ATM nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN, khoản 1 Điều 1 Thông tư 41/2018/TT-NHNN, khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN quy định về thẻ ngân hàng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các Điều kiện và Điều Khoản được các bên thỏa thuận.
Thẻ trong Thông tư này không bao gồm các loại thẻ do các tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát hành chỉ để sử dụng trong việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ của chính các tổ chức phát hành đó.
...
Thẻ ATM là phương tiện thanh toán do các tổ chức phát hành để thực hiện các giao dịch, gồm có các loại sau:
- Thẻ ghi nợ (debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ.
- Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.
- Thẻ trả trước (prepaid card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ. Thẻ trả trước bao gồm:
+ Thẻ trả trước định danh (có các thông tin định danh chủ thẻ)
+ Thẻ trả trước vô danh (không có các thông tin định danh chủ thẻ).
Trên thẻ ATM cần có những thông tin nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN quy định về thông tin trên thẻ như sau:
Trên thẻ ATM (thẻ ngân hàng) sẽ gồm có những thông tin sau:
- Tên tổ chức phát hành thẻ;
Trường hợp trên thẻ có in tên viết tắt hoặc logo thương mại của nhiều tổ chức, thông tin trên thẻ cần thể hiện rõ thẻ này được phát hành bởi tổ chức phát hành thẻ;
- Tên tổ chức chuyển mạch thẻ mà tổ chức phát hành thẻ là thành viên, trừ trường hợp thẻ không có tính năng giao dịch thông qua dịch vụ chuyển mạch thẻ của tổ chức chuyển mạch thẻ;
- Tên hoặc nhãn hiệu thương mại của thẻ (nếu có);
- Số thẻ;
- Thời hạn hiệu lực (hoặc thời điểm bắt đầu có hiệu lực) của thẻ;
- Thông tin chủ thẻ;
Ngoài ra, trên thẻ ATM của mỗi tổ chức phát hành còn có thể có một số thông tin khác của tổ chức phát hành thẻ phù hợp với quy định pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?