Muốn làm thẩm phán thì học trường nào? Nhiệm kỳ của Thẩm phán là bao lâu?
Muốn làm thẩm phán thì học trường nào?
Căn cứ theo Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn Thẩm phán như sau:
Tiêu chuẩn Thẩm phán
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, một trong các tiêu chuẩn đặt ra đối với Thẩm phán là phải có trình độ cử nhân luật trở lên. Chính vì vậy, muốn làm Thẩm phán thì cần phải học các các trường đại học có đào tạo ngành luật. Sau đây là một số trường đại học đào tạo ngành luật bao gồm:
[1] Khu vực miền Bắc:
- Trường Đại học Luật Hà Nội: Ngành luật; Luật Thương mại quốc tế; Luật Kinh tế.
- Học Viện Tòa án
- Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật: Ngành luật; Luật Kinh doanh; Luật Thương mại.
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Ngành luật kinh tế.
[2] Khu vực miền Nam:
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Quản trị luật; Luật Thương mại quốc tế; Luật
- Trường Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Luật Kinh doanh; Luật Tài chính - Ngân hàng; Luật Dân sự.
- Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: Ngành Luật; Luật Kinh tế.
Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp đại học, người học cũng cần tham gia kỳ thi tuyển công chức ngành Tòa án để trở thành Thư ký Tòa án. Sau đó, tiếp tục học nghiệp vụ Thẩm phán tại các cơ sở đào tạo như: Học viện Tòa án; Học viện Tư pháp để làm thẩm phán)
*Nội dung Muốn làm thẩm phán thì học trường nào? chỉ mang tính chất tham khảo.
Muốn làm thẩm phán thì học trường nào? Nhiệm kỳ của Thẩm phán là bao lâu? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn của Thẩm phán là gì? Có mấy ngạch Thẩm phán?
Theo quy định Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, tiêu chuẩn của Thẩm phán bao gồm:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, tại Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, hiện nay có 04 ngạch Thẩm phán, cụ thể như sau:
- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Thẩm phán cao cấp.
- Thẩm phán trung cấp.
- Thẩm phán sơ cấp.
Nhiệm kỳ của Thẩm phán là bao lâu? Thẩm phán có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 74 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm kỳ của Thẩm phán như sau:
Nhiệm kỳ của Thẩm phán
Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.
Theo đó, Nhiệm kỳ đầu của Thẩm phán là 05 năm; nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm trong trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác.
Theo quy định Điều 76 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Thẩm phán có trách nhiệm như sau:
[1] Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
[2] Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
[3] Độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án.
[4] Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
[5] Học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Tòa án.
[6] Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?