Muốn làm biên tập viên báo chí thì có thể học ngành nào?

Cho tôi hỏi: Để được làm biên tập viên báo chí tôi cần phải theo học ngành nào và đáp ứng yêu cầu gì? Xin cảm ơn. Anh Hòa (Bình Phước) đặt câu hỏi.

Muốn làm biên tập viên báo chí thì có thể học ngành nào?

Hiện nay không có văn bảo nào quy định về yêu cầu đối với biên tập viên báo chí. Do vậy, học bất cứ ngành gì cũng có thể trở thành người biên tập.

Tuy nhiên, để xây dựng một nền tảng tốt về ngành báo chí nói chung cũng như bổ sung thêm các kỹ năng trong quá trình học tập đối với việc trở thành biên tập viên báo chí nói riêng thì nên chọn học các ngành sau:

- Ngành báo chí: Nên chọn học ngành báo chí nếu có định hướng trở thành một biên tập viên mảng báo chí vì trong quá trình học sẽ tiếp thu được các kỹ năng, kiến thức của một nhà biên tập, biên soạn. Đồng thời được đào tạo khả năng tự tìm kiếm thông tin, xây dựng chủ đề và triển khai thông tin một cách hợp lý.

- Các ngành ngôn ngữ: đây là lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu nhiều khía cạnh của ngôn ngữ, đồng thời giúp hiểu rõ hơn về ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa.

- Ngành xã hội học: Khi học ngành này sẽ được trang bị kỹ năng viết bài và biên tập nội dung. Các kĩ năng này rất cần thiết đối với biên tập viên báo chí

- Ngành văn học: Với công việc chính là viết và chỉnh sửa ngôn từ thì người biên tập nội dung chắc chắn sẽ có liên quan trực tiếp đến ngành ngữ văn. Tuy không đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ báo chí nhưng sẽ được đào tạo nhiều hơn kiến thức văn học và kỹ năng viết.

Lưu ý: Thông tin về ngành học để trở thành biên tập viên báo chí trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Muốn làm biên tập viên báo chí thì có thể học ngành nào?

Muốn làm biên tập viên báo chí thì có thể học ngành nào? (Hình từ Internet)

Quyền và nghĩa vụ của một nhà báo quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 25 Luật Báo chí 2016 quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà báo như sau:

Nhà báo có các quyền sau đây:

- Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp;

- Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;

- Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;

- Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;

- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;

Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật.

Nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:

- Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;

- Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;

- Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;

- Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;

- Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí?

Căn cứ khoản 2 Điều 23 Luật Báo chí 2016 quy định về tiêu chuân bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí gồm:

- Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo không áp dụng tiêu chuẩn này

- Có thẻ nhà báo còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học không áp dụng tiêu chuẩn này

- Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động.

Trân trọng!

Biên tập viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Biên tập viên
Hỏi đáp Pháp luật
Công dân nước ngoài có được làm biên tập viên tại Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ ngày 01/5/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên tập viên hạng 3 áp dụng hệ số lương là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên tập viên hạng 2 phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng 1 theo Dự thảo mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Muốn làm biên tập viên báo chí thì có thể học ngành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không cần tốt nghiệp ngành báo chí, xuất bản vẫn có thể trở thành Biên tập viên hạng II?
Hỏi đáp pháp luật
Tốt nghiệp cao đẳng thì có được làm biên tập viên không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biên tập viên
Đinh Thị Ngọc Huyền
675 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Biên tập viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào