Quyền thu giữ tài sản bảo đảm và quyền chuyển nhượng tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng từ 01/7/2024?
Nợ xấu của tổ chức tín dụng gồm những gì?
Theo Điều 195 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về nợ xấu như sau:
Nợ xấu
Nợ xấu được áp dụng các quy định tại Chương này bao gồm:
1. Nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán;
2. Nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ đã mua của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng chưa thu hồi được nợ.
Theo đó, nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm:
- Khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- Khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán
Quyền thu giữ tài sản bảo đảm và quyền chuyển nhượng tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng từ 01/7/2024? (Hình từ Internet)
Quyền thu giữ tài sản bảo đảm và quyền chuyển nhượng tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng từ 01/7/2024?
Theo khoản 6 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:
Quy định chuyển tiếp
...
6. Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản đã được thu giữ theo quy định tại Điều 7 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Nghị quyết số 42/2017/QH14) hoặc đang thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo quy định tại Điều 10 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa xử lý xong thì được tiếp tục áp dụng quy định tại Điều 10 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 cho đến khi xử lý xong.
...
Tại Điều 7 Nghị quyết 42/2017/QH14 quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng như sau:
Quyền thu giữ tài sản bảo đảm
1. Bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm kèm theo đầy đủ giấy tờ, hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc trong văn bản khác (sau đây gọi là hợp đồng bảo đảm) và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều này.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
...
Đồng thời tại Điều 10 Nghị quyết 42/2017/QH14 quy định về xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản như sau:
Xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
...
Qua đó có thể thấy, các tài sản bảo đảm là bất động sản đã được thu giữ hoặc đang thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 mà đến ngày 01/7/2024 vẫn chưa được xử lý xong thì vẫn sẽ tiếp tục áp dụng quy định về xử lý chuyển nhượng theo Nghị quyết 42/2017/QH14 từ 01/01/2024 đến khi xử lý xong
Ngoài ra, từ 01/01/2025 thì các tổ chức tín dụng được được quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo khoản 3 Điều 200 Luật Các tổ chức tín dụng 2024
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được quy định như thế nào từ 01/7/2024?
Theo Điều 199 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu như sau:
- Chi phí bảo quản tài sản bảo đảm;
- Chi phí thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm;
- Án phí của bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm;
- Khoản thuế, lệ phí trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm đó gồm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ;
- Nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ;
- Nghĩa vụ khác không có bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?