Bộ trưởng Bộ Y tế hiện nay là ai? Bộ trưởng Bộ y tế thực hiện ký các văn bản nào?
Bộ trưởng bộ Y tế hiện nay là ai?
Theo đó, tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 2485/QĐ-BYT năm 2022 quy định cụ thể:
Phân công cụ thể:
1. Đồng chí Đào Hồng Lan, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế:
a) Chỉ đạo, điều hành chung các hoạt động của Bộ Y tế.
b) Là đầu mối liên hệ với Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội và các bộ, ngành, địa phương.
c) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành y tế; công tác pháp chế ngành y tế; công tác tổ chức cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; công tác kế hoạch tài chính y tế; công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; công tác thanh tra y tế và giải quyết khiếu nại tố cáo. Tham gia các Ban Chỉ đạo, các tổ chức phối hợp liên ngành Trung ương theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
d) Theo dõi và chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ:
1. Vụ Tổ chức cán bộ;
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính;
3. Vụ Pháp chế;
4. Thanh tra Bộ Y tế.
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác của Bộ trưởng theo quy định của pháp luật và sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế hiện nay là bà Đào Hồng Lan. Bà Đào Hồng Lan được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng bộ Y tế vào ngày 21/10/2022. Bà có chuyên môn cao trong lĩnh vực y tế và đã có nhiều đóng góp cho ngành Y tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng bộ Y tế thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Chỉ đạo, điều hành chung các hoạt động của Bộ Y tế.
- Là đầu mối liên hệ với Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội và các bộ, ngành, địa phương.
- Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực:
+ Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành y tế;
+ Công tác pháp chế ngành y tế;
+ Công tác tổ chức cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ;
+ Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng;
+ Công tác kế hoạch tài chính y tế;
+ Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
+ Công tác thanh tra y tế và giải quyết khiếu nại tố cáo. Tham gia các Ban Chỉ đạo, các tổ chức phối hợp liên ngành Trung ương theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Theo dõi và chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ:
+ Vụ Tổ chức cán bộ;
+ Vụ Kế hoạch - Tài chính;
+ Vụ Pháp chế;
+ Thanh tra Bộ Y tế.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác của Bộ trưởng theo quy định của pháp luật và sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Y tế hiện nay là ai? Bộ trưởng bộ y tế thực hiện ký các văn bản nào? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ y tế thực hiện ký các văn bản nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Quy chế làm việc của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1828/QĐ-BYT năm 2022, Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện ký các văn bản như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; văn bản quản lý hành chính của Bộ, các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế, các văn bản về tổ chức bộ máy, cán bộ theo quy định của pháp luật.
- Các văn bản trình các cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Phê duyệt các dự án, đề án, văn bản, hiệp định được Chính phủ ủy quyền.
- Phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư theo phân cấp về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và của Bộ.
- Văn bản ủy quyền cho Thứ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Khi đã được ủy quyền bằng văn bản thì được ký thừa ủy quyền và được dùng con dấu của Bộ.
- Các văn bản phức tạp có liên quan tới nhiều lĩnh vực hoặc văn bản khác mà Bộ trưởng thấy cần thiết.
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại các chức vụ quản lý của Bộ Y tế là gì?
Tại Điều 35 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại các chức vụ quản lý của Bộ Y tế như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại
1. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ quản lý.
2. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh quản lý theo quy định của cấp có thẩm quyền tại thời điểm bổ nhiệm lại.
3. Đơn vị có nhu cầu về vị trí việc làm viên chức quản lý.
4. Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
5. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại các chức vụ quản lý của Bộ Y tế bao gồm:
[1] Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ quản lý;
[2] Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh quản lý theo quy định của cấp có thẩm quyền tại thời điểm bổ nhiệm lại;
[3] Đơn vị có nhu cầu về vị trí việc làm viên chức quản lý;
[4] Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;
[5] Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Thư gửi thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2024?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Đồng Tháp từ ngày 11/11/2024?
- Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng có phải là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương?
- Từ 1/1/2025, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần trong trường hợp nào?
- Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế như thế nào?