Quy định mới về rút tiền hàng loạt theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Rút tiền hàng loạt là gì?
Theo khoản 31 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về rút tiền hàng loạt như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
31. Rút tiền hàng loạt là việc tổ chức tín dụng bị nhiều người gửi tiền cùng rút tiền dẫn đến tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất khả năng chi trả theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
...
Qua đó có thể thấy rút tiền hàng hoạt là tình huống tổ chức tín dụng bị nhiều người gửi tiền cùng rút tiền dẫn đến tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất khả năng chi trả theo quy định
Đây là một quy định mới của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 so với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017
Quy định mới về rút tiền hàng loạt theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024? (Hình từ Internet)
Biện pháp xử lý khi tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt?
Theo Điều 191 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt như sau:
Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt
1. Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước và thực hiện ngay các biện pháp sau đây:
a) Không chia cổ tức bằng tiền mặt; tạm dừng hoặc hạn chế các hoạt động cấp tín dụng và các hoạt động khác có sử dụng nguồn tiền của tổ chức tín dụng; các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu chi trả tiền gửi cho khách hàng;
b) Thực hiện các biện pháp tại phương án khắc phục trong tình huống bị rút tiền hàng loạt quy định tại Điều 143 của Luật này; cập nhật, điều chỉnh phương án trong trường hợp cần thiết.
2. Trường hợp tổ chức tín dụng đang được can thiệp sớm bị rút tiền hàng loạt, tổ chức tín dụng đó phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình trạng rút tiền hàng loạt và rà soát, đánh giá lại thực trạng để xây dựng, điều chỉnh phương án khắc phục theo quy định tại Điều 158 và Điều 160 của Luật này. Tổ chức tín dụng thực hiện phương án khắc phục đã được xây dựng, điều chỉnh.
3. Tổ chức tín dụng được áp dụng biện pháp hỗ trợ sau đây khi bị rút tiền hàng loạt:
a) Bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước trên nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất 0%;
b) Thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm thanh khoản theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
c) Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô được vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước; vay đặc biệt từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; vay đặc biệt từ tổ chức tín dụng khác.
Theo đó, khi tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt cần lưu ý các biện pháp xử lý sau:
[1] Đối với các tổ chức tín dụng chưa được can thiệp sớm:
- Phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước
- Không chia cổ tức bằng tiền mặt;
- Tạm dừng hoặc hạn chế các hoạt động cấp tín dụng và các hoạt động khác có sử dụng nguồn tiền của tổ chức tín dụng;
- Các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu chi trả tiền gửi cho khách hàng;
- Thực hiện các biện pháp tại phương án khắc phục trong tình huống bị rút tiền hàng loạt; cập nhật, điều chỉnh phương án trong trường hợp cần thiết.
[2] Đối với các tổ chức tín dụng đang được can thiệp sớm:
- Phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình trạng bị rút tiền hàng loạt
- Rà soát, đánh giá lại thực trạng để xây dựng, điều chỉnh phương án khắc phục
- Thực hiện phương án khắc phục đã được xây dựng, điều chỉnh.
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng được áp dụng biện pháp hỗ trợ sau đây khi bị rút tiền hàng loạt:
- Bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước trên nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất 0%;
- Thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm thanh khoản theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
- Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô được thực hiện vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước; tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; từ tổ chức tín dụng khác.
Thực hiện can thiệt sớm và áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt?
Theo Điều 156 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về thực hiện can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
Thực hiện can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thực hiện can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc một hoặc một số trường hợp sau đây:
.....
đ) Bị rút tiền hàng loạt và có báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước.
....
Đồng thời tại Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng như sau:
Áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
d) Bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng;
...
Như vậy, tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt và có báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước sẽ được can thiệp sớm.
Ngoài ra, tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng sẽ bị áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?