Hiện nay có bao nhiêu loại hình cơ sở trợ giúp xã hội?
Hiện nay có bao nhiêu loại hình cơ sở trợ giúp xã hội?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội
1. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi.
2. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
3. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật.
4. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội.
6. Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội.
7. Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hiện nay có hơn 06 loại hình cơ sở trợ giúp xã hội gồm:
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi.
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật.
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.
- Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội.
- Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội.
- Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật.
Hiện nay có bao nhiêu loại hình cơ sở trợ giúp xã hội? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được phục vụ tại các cơ sở trợ giúp xã hội?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định cụ thể về đối tượng phục vụ của cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:
[1] Đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
[2] Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp gồm:
+ Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
+ Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú.
[3] Người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và Nghị định 56/2016/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
[4] Những người không thuộc [1] [2] [3] nhưng có nhu cầu được trợ giúp xã hội, tự nguyện đóng góp kinh phí hoặc có người thân, người nhận bảo trợ đóng góp kinh phí.
[5] Các đối tượng khác theo chương trình, đề án hỗ trợ hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
Kinh phí hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội là từ đâu?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 103/2017/NĐ-CP thì kinh phí hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội sẽ từ:
- Đối với cơ sở trợ giúp xã hội công lập, bao gồm:
+ Nguồn ngân sách nhà nước cấp
+ Nguồn thu phí dịch vụ từ các đối tượng tự nguyện
+ Nguồn thu từ hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
+ Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
+ Nguồn khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập, bao gồm:
+ Nguồn tự có của chủ cơ sở trợ giúp xã hội
+ Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
+ Nguồn thu phí dịch vụ từ đối tượng tự nguyện
+ Nguồn thu phí khác theo quy định của pháp luật
+ Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?
- Hồ sơ đăng ký đất đai lần đầu đối với đất rừng sản xuất gồm những giấy tờ gì?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 tỉnh Bình Dương?
- Thí sinh là người nước ngoài được sử dụng chứng chỉ tiếng Việt để miễn thi môn Ngữ văn trong tốt nghiệp THPT 2025?