Trôn Việt Nam hay Troll Việt Nam là gì? Lừa đảo bao nhiêu tiền thì đi tù?
Trôn Việt Nam hay Troll Việt Nam là gì?
Trôn Việt Nam đang là từ ngữ thịnh hành trên các nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay như Tiktok, Facebook,... Vậy trôn Việt nam là gì?
Theo đó, Trôn Việt Nam hay Troll Việt Nam là một trò đùa của đang được các giới trẻ Việt Nam hưởng ứng. Vốn dĩ từ trôn và troll là cùng một nghĩa nhưng khi đọc theo phiên âm tiếng Việt thì đọc thành trôn.
Vốn mang ý nghĩa là một trò chơi khâm được bắt nguồn từ chương trình truyền hình thực tế Just For Laughs Gags.
Trong chương trình, họ sẽ thực hiện những trò đùa hay tạo lập những tình huống ngớ ngẩn, bất ngờ để trêu và quay lại phản ứng của những người lạ. Ở cuối mỗi tình huống, họ sẽ tiết lộ đây chỉ là một trò đùa và chỉ về phía camera ẩn.
Gần đây các tiktoker Việt Nam thực hiện những trò đùa để trêu người khác và quay lại phản ứng của họ. Khi tới cuối tình huống, Tiktoker sẽ hướng camera ẩn về phía người được troll và nói nói trôn Việt Nam để tiết lộ rằng đây chỉ là một trò đùa.
Tuy nhiên trò chơi khâm này có thể bị lợi dụng để thực hiện một số hành vi lừa đào nhầm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác.
Lấy ví dụ như lừa mượn điện thoại của người qua đường rồi chạy mất khi bị bắt được thì chỉ cần nói "trôn Việt Nam" và trả lại tài sản thì sẽ coi như không có gì hoặc một số hành vi thái quá khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần hoặc tài sản của người khác cũng có thể bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Cho nên trò đùa này cần phải tiết chế và phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Tránh các trường hợp lợi dụng nhầm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác.
Trôn Việt Nam hay Troll Việt Nam là gì? Lừa đảo bao nhiêu tiền thì đi tù? (Hình từ Internet)
Lừa đảo bao nhiêu tiền thì đi tù?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
....
Theo như quy định thì người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Do đó người có hành vi lừa đảo từ 2.000.000 đồng trở lên thì có thể bị phạt tù. Hoặc trong trường hợp dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 thì có thể bị phạt tù.
Hành vi nào của người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Căn cứ quy định Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 bị thay thế bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Theo đó, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thực hiện các hành vi sau đây thì được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
- Phạm tội có tổ chức;
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
- Phạm tội có tính chất côn đồ;
- Phạm tội vì động cơ đê hèn;
- Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
- Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
- Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
- Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
- Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
Lưu ý: Các tình tiết đã được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Giao thừa 2025 lúc mấy giờ? Giao thừa 2025 có bắn pháo hoa không?
- Ngày 2 tháng 2 năm 2025 là mùng mấy Tết 2025?