Ai được phép ra vào khu vực cửa khẩu? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực cửa khẩu?

Cho tôi hỏi: Ai được phép ra vào cửa khẩu? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực cửa khẩu? Anh Minh - Hà Nội

Ai được phép ra vào khu vực cửa khẩu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định những người được ra vào khu vực cửa khẩu bao gồm:

Hoạt động ở khu vực cửa khẩu
1. Những người được ra, vào khu vực cửa khẩu:
a) Hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;
b) Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan nhà nước liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
c) Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu;
d) Người điều khiển, người làm việc trên phương tiện chuyên chở hàng hóa, hành khách xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Chủ hàng, người kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra vào khu vực cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
e) Người đến làm việc với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
g) Người đến khám, chữa bệnh (trường hợp trong khu vực cửa khẩu có khu vực y tế dành cho khám, chữa bệnh);
h) Ngoài những trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g Khoản này, những người ra, vào khu vực cửa khẩu với mục đích thăm quan, đón tiễn hoặc mục đích khác phải được phép và chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát, hướng dẫn của Đồn Biên phòng cửa khẩu.
...

Như vậy, những người được ra vào khu vực cửa khẩu bao gồm:

- Hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;

- Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan nhà nước liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;

- Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu;

- Người điều khiển, người làm việc trên phương tiện chuyên chở hàng hóa, hành khách xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh;

- Chủ hàng, người kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra vào khu vực cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

- Người đến làm việc với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;

- Người đến khám, chữa bệnh (trường hợp trong khu vực cửa khẩu có khu vực y tế dành cho khám, chữa bệnh);

- Ngoài những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều 13 Nghị định 112/2014/NĐ-CP, những người ra, vào khu vực cửa khẩu với mục đích thăm quan, đón tiễn hoặc mục đích khác phải được phép và chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát, hướng dẫn của Đồn Biên phòng cửa khẩu.

Ai được phép ra vào khu vực cửa khẩu? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực cửa khẩu?

Ai được phép ra vào khu vực cửa khẩu? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực cửa khẩu? (Hình từ Internet)

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực cửa khẩu?

Theo Điều 7 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực cửa khẩu như sau:

- Sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả, hộ chiếu, giấy tờ trái với quy định pháp luật Việt Nam; tổ chức, đưa, đón dẫn đường, chuyên chở người xuất cảnh, nhập cảnh trái phép.

- Tuyên truyền, kích động hoặc có hành vi phá hoại an ninh, gây rối, gây mất trật tự công cộng, gây ùn tắc cản trở các hoạt động lưu thông hợp pháp tại cửa khẩu; không chấp hành hoặc ngăn cản việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu; sử dụng, mua bán, vận chuyển trái phép tài liệu, vật mang tin có chứa thông tin bí mật quân sự, bí mật nhà nước, sách báo, văn hóa phẩm độc hại.

- Đưa, đón người, chuyên chở, xếp, dỡ hàng hóa không đúng nơi quy định, đi vào khu vực cấm.

- Làm mất vệ sinh công cộng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu vực cửa khẩu.

- Các hoạt động khác trái với quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu phụ, lối mở biên giới?

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 112/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền xác định phạm vi khu vực cửa khẩu; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới
1. Chính phủ quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới
a) Quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và báo cáo Chính phủ quyết định;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường để lập, thẩm định quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
...

Như vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới có thẩm quyền quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới.

Trân trọng!

Cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Ai được phép ra vào khu vực cửa khẩu? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực cửa khẩu?
Hỏi đáp pháp luật
Người chuyên chở và phương tiện vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Hoạt động xuất, nhập cảnh, quá cảnh, xuất, nhập khẩu qua biên giới quốc gia được tiến hành ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Giám sát hàng hóa của Trung Quốc quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Phương tiện vận chuyển hàng hóa Campuchia quá cảnh qua lãnh thổ nước Việt Nam và người áp tải
Hỏi đáp pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của chủ hàng và người chuyên chở hàng hóa Trung Quốc quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Giám sát hàng hóa Campuchia quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu thụ hàng hóa của Campuchia quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Giám sát hàng hóa của Lào quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa
Nguyễn Thị Hiền
686 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào