Ai được phép ra vào khu vực cửa khẩu? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực cửa khẩu?
Ai được phép ra vào khu vực cửa khẩu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định những người được ra vào khu vực cửa khẩu bao gồm:
Hoạt động ở khu vực cửa khẩu
1. Những người được ra, vào khu vực cửa khẩu:
a) Hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;
b) Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan nhà nước liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
c) Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu;
d) Người điều khiển, người làm việc trên phương tiện chuyên chở hàng hóa, hành khách xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Chủ hàng, người kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra vào khu vực cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
e) Người đến làm việc với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
g) Người đến khám, chữa bệnh (trường hợp trong khu vực cửa khẩu có khu vực y tế dành cho khám, chữa bệnh);
h) Ngoài những trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g Khoản này, những người ra, vào khu vực cửa khẩu với mục đích thăm quan, đón tiễn hoặc mục đích khác phải được phép và chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát, hướng dẫn của Đồn Biên phòng cửa khẩu.
...
Như vậy, những người được ra vào khu vực cửa khẩu bao gồm:
- Hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;
- Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan nhà nước liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
- Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu;
- Người điều khiển, người làm việc trên phương tiện chuyên chở hàng hóa, hành khách xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh;
- Chủ hàng, người kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra vào khu vực cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
- Người đến làm việc với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
- Người đến khám, chữa bệnh (trường hợp trong khu vực cửa khẩu có khu vực y tế dành cho khám, chữa bệnh);
- Ngoài những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều 13 Nghị định 112/2014/NĐ-CP, những người ra, vào khu vực cửa khẩu với mục đích thăm quan, đón tiễn hoặc mục đích khác phải được phép và chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát, hướng dẫn của Đồn Biên phòng cửa khẩu.
Ai được phép ra vào khu vực cửa khẩu? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực cửa khẩu? (Hình từ Internet)
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực cửa khẩu?
Theo Điều 7 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực cửa khẩu như sau:
- Sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả, hộ chiếu, giấy tờ trái với quy định pháp luật Việt Nam; tổ chức, đưa, đón dẫn đường, chuyên chở người xuất cảnh, nhập cảnh trái phép.
- Tuyên truyền, kích động hoặc có hành vi phá hoại an ninh, gây rối, gây mất trật tự công cộng, gây ùn tắc cản trở các hoạt động lưu thông hợp pháp tại cửa khẩu; không chấp hành hoặc ngăn cản việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu; sử dụng, mua bán, vận chuyển trái phép tài liệu, vật mang tin có chứa thông tin bí mật quân sự, bí mật nhà nước, sách báo, văn hóa phẩm độc hại.
- Đưa, đón người, chuyên chở, xếp, dỡ hàng hóa không đúng nơi quy định, đi vào khu vực cấm.
- Làm mất vệ sinh công cộng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu vực cửa khẩu.
- Các hoạt động khác trái với quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu phụ, lối mở biên giới?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 112/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xác định phạm vi khu vực cửa khẩu; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới
1. Chính phủ quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới
a) Quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và báo cáo Chính phủ quyết định;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường để lập, thẩm định quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
...
Như vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới có thẩm quyền quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương thức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như thế nào?
- Mẫu số 02 đơn tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia hội từ ngày 26/11/2024?
- Cách ghi phiếu đánh giá công chức 2024 chi tiết? Tải phiếu đánh giá công chức ở đâu?
- Hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở tại tỉnh Cà Mau 2024?
- 60 tuổi không có lương hưu được hưởng chính sách gì từ ngày 01/7/2025?