Xác định trị giá thống kê trong những trường hợp đặc thù đối với hàng gia công trong nước hoặc thuê nước ngoài gia công được quy định như thế nào?
- Xác định trị giá thống kê trong những trường hợp đặc thù đối với hàng gia công trong nước hoặc thuê nước ngoài gia công được quy định như thế nào?
- Đơn vị tính lượng sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu được sử dụng như thế nào?
- Đồng tiền và tỷ giá sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định như thế nào?
Xác định trị giá thống kê trong những trường hợp đặc thù đối với hàng gia công trong nước hoặc thuê nước ngoài gia công được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định điểm đ khoản 3 Điều 12 Thông tư 52/2020/TT-BTC quy định về xác định trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Xác định trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
.....
3. Xác định trị giá thống kê trong những trường hợp đặc thù:
....
đ) Đối với hàng gia công trong nước hoặc thuê nước ngoài gia công:
- Trị giá thống kê xuất khẩu của hàng hóa gia công tại Việt Nam xác định theo giá FOB và tương đương, theo công thức:
Giá một đơn vị hàng hóa gia công bằng (=) toàn bộ trị giá nguyên vật liệu của một sản phẩm cộng (+) các chi phí khác (nếu có) của một sản phẩm cộng (+) giá gia công một sản phẩm;
- Trị giá thống kê nhập khẩu của hàng hóa thuê gia công ở nước ngoài xác định theo giá CIF và tương đương, theo công thức:
Giá một đơn vị hàng hóa gia công bằng (=) toàn bộ trị giá nguyên vật liệu của một sản phẩm cộng (+) chi phí vận chuyển quốc tế và bảo hiểm cộng (+) các chi phí khác (nếu có) của một sản phẩm cộng (+) giá gia công một sản phẩm;
...
Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là trị giá do cơ quan hải quan xây dựng phục vụ cho mục đích thống kê trên cơ sở trị giá khai báo.
Xác định trị giá thống kê trong những trường hợp đặc gồm có:
- Trường hợp tờ khai hải quan đăng ký một lần nhưng xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhiều lần
- Trường hợp hàng hóa được phép ghi giá tạm tính khi đăng ký tờ khai hải quan
- Tiền giấy, tiền kim loại và giấy tờ có giá chưa phát hành, chưa đưa vào lưu thông
- Phương tiện trung gian dùng để chứa thông tin
- Hàng gia công trong nước hoặc thuê nước ngoài gia công
- Hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính
- Hàng hóa kèm dịch vụ
- Các giao dịch không khai trị giá
- Hàng trả lại
- Điện năng xuất khẩu hoặc nhập khẩu
- Dầu thô, xăng dầu và khí đốt xuất khẩu, nhập khẩu
Theo đó, việc xác định trị giá thống kê trong những trường hợp đặc thù đối với hàng gia công trong nước hoặc thuê nước ngoài gia công được quy định như sau:
- Trị giá thống kê xuất khẩu của hàng hóa gia công tại Việt Nam xác định theo giá FOB và tương đương, theo công thức:
Giá một đơn vị hàng hóa gia công bằng (=) toàn bộ trị giá nguyên vật liệu của một sản phẩm cộng (+) các chi phí khác (nếu có) của một sản phẩm cộng (+) giá gia công một sản phẩm;
- Trị giá thống kê nhập khẩu của hàng hóa thuê gia công ở nước ngoài xác định theo giá CIF và tương đương, theo công thức:
Giá một đơn vị hàng hóa gia công bằng (=) toàn bộ trị giá nguyên vật liệu của một sản phẩm cộng (+) chi phí vận chuyển quốc tế và bảo hiểm cộng (+) các chi phí khác (nếu có) của một sản phẩm cộng (+) giá gia công một sản phẩm.
Xác định trị giá thống kê trong những trường hợp đặc thù đối với hàng gia công trong nước hoặc thuê nước ngoài gia công được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị tính lượng sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu được sử dụng như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 13 Thông tư 52/2020/TT-BTC quy định về đơn vị tính lượng trong thống kê như sau:
Đơn vị tính lượng trong thống kê
Đơn vị tính lượng sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sử dụng như sau:
1. Đơn vị tính lượng theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
2. Đơn vị tính lượng quy đổi sử dụng trong các mẫu biểu thống kê: các đơn vị tính lượng khác nhau được quy đổi về đơn vị tính thống nhất trong mẫu biểu thống kê theo quy tắc sau:
a) Hàng hóa sử dụng đơn vị tính lượng được quy đổi về tấn như sau:
a.1) Hàng hóa khai báo là tấn: giữ nguyên lượng khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;
a.2) Hàng hóa khai báo là kilogram (kg), gramme (gr), tạ, pound, lbs quy đổi về tấn;
a.3) Hàng hóa khai báo là đơn vị tính khác đơn vị tính thuộc điểm a.1) và a.2) nhưng thuộc tờ khai hải quan chỉ có 1 dòng hàng thì sử dụng trọng lượng tổng trên tờ khai để quy đổi về tấn;
a.4) Hàng hóa không thuộc các điểm a.1), a.2) và a.3) nêu trên được quy đổi dựa trên đơn giá của hàng hóa đã được quy đổi tương tự có cùng mã hàng, cùng thị trường của thời điểm gần nhất.
b) Hàng hóa sử dụng đơn vị tính cái, chiếc: giữ nguyên lượng khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận.
Theo đó, đơn vị tính lượng sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu được sử dụng như sau:
- Đơn vị tính lượng theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
- Đơn vị tính lượng quy đổi sử dụng trong các mẫu biểu thống kê: các đơn vị tính lượng khác nhau được quy đổi về đơn vị tính thống nhất trong mẫu biểu thống kê theo quy tắc sau:
+ Hàng hóa sử dụng đơn vị tính lượng được quy đổi về tấn như sau:
[1] Hàng hóa khai báo là tấn: giữ nguyên lượng khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;
[2] Hàng hóa khai báo là kilogram (kg), gramme (gr), tạ, pound, lbs quy đổi về tấn;
[3] Hàng hóa khai báo là đơn vị tính khác đơn vị tính thuộc [1] và [2] nhưng thuộc tờ khai hải quan chỉ có 1 dòng hàng thì sử dụng trọng lượng tổng trên tờ khai để quy đổi về tấn;
[4] Hàng hóa không thuộc các điểm [1], [2] và [3] được quy đổi dựa trên đơn giá của hàng hóa đã được quy đổi tương tự có cùng mã hàng, cùng thị trường của thời điểm gần nhất.
+ Hàng hóa sử dụng đơn vị tính cái, chiếc: giữ nguyên lượng khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận.
Đồng tiền và tỷ giá sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 14 Thông tư 52/2020/TT-BTC quy định về đồng tiền và tỷ giá sử dụng trong thống kê như sau:
Đồng tiền và tỷ giá sử dụng trong thống kê
1. Đồng tiền sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam là Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ.
2. Cơ quan hải quan căn cứ vào quy định hiện hành về tỷ giá tính thuế để quy đổi các ngoại tệ sử dụng trong thống kê.
Như vậy, theo đó đồng tiền sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam được quy định có thể là Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ.
Lưu ý: Trong trường hợp sử dụng ngoại tệ trong thống kê thì cơ quan hải quan sẽ căn cứ vào các quy định hiện hành về tỷ giá tính thuế để quy đổi các ngoại tệ sử dụng trong thống kê.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?