Trường hợp nào công khai người vi phạm hành chính?
Trường hợp nào công khai người vi phạm hành chính?
Căn cứ Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính:
Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
1. Trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt.
2. Nội dung công bố công khai bao gồm cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Việc công bố công khai được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính.
Như vậy, các trường hợp công khai người vi phạm hành chính sau nếu vi phạm hành chính gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội:
- Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
- Vi phạm hành chính về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Vi phạm hành chính về dược;
- Vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh;
- Vi phạm hành chính về lao động;
- Vi phạm hành chính về xây dựng;
- Vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội;
- Vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế;
- Vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường;
- Vi phạm hành chính về thuế;
- Vi phạm hành chính về chứng khoán;
- Vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ;
- Vi phạm hành chính về đo lường;
- Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán hàng giả;
Trường hợp nào công khai người vi phạm hành chính? (Hình từ Internet)
Nội dung vi phạm hành chính phải công bố công khai gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính:
Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
...
2. Nội dung thông tin công bố công khai gồm: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân, quốc tịch của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả và thời gian thực hiện.
...
Như vậy, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với đối tượng có hành vi vi phạm chính chính các nội dung sau:
- Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân, quốc tịch của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
- Hành vi vi phạm hành chính;
- Hình thức xử phạt;
- Biện pháp khắc phục hậu quả và thời gian thực hiện.
Trường hợp công bố công khai thông tin người vi phạm hành chính sai lệch thì xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 18 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính:
Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
...
4. Thủ trưởng cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin công bố công khai;
b) Đính chính thông tin sai lệch trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính.
5. Đính chính thông tin sai lệch:
a) Trong trường hợp trang thông tin điện tử hoặc báo đăng không chính xác các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này, thì phải đính chính đúng chuyên mục hoặc vị trí đã đăng thông tin sai lệch trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính trên trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo và phải chịu chi phí cho việc đính chính;
b) Việc đính chính được thực hiện 01 lần đối với mỗi quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày.
...
Như vậy, trường hợp công bố công khai thông tin người vi phạm hành chính sai lệch thì xử lý như sau:
- Phải đính chính đúng chuyên mục hoặc vị trí đã đăng thông tin sai lệch trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính trên trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo và phải chịu chi phí cho việc đính chính;
- Việc đính chính được thực hiện 01 lần đối với mỗi quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?