Có được giam giữ chung buồng giam đối với những người cùng tham gia một vụ án hay không?

Xin cho tôi hỏi: Có được giam giữ chung buồng giam đối với những người cùng tham gia một vụ án hay không? Nhờ anh chị giải đáp.

Có được giam giữ chung buồng giam đối với những người cùng tham gia một vụ án hay không?

Căn cứ quy định Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam
.....
2. Không giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
3. Trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung.
.....

Như vậy, theo quy định về phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì đối với những người trong cùng một vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử thì không được giam giữ chung buồng.

Trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung buồng.

Có được giam giữ chung buồng giam đối với những người cùng tham gia một vụ án hay không?

Có được giam giữ chung buồng giam đối với những người cùng tham gia một vụ án hay không? (Hình từ Internet)

Cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp nào?

Căn cứ quy định Điều 21 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

Chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây:
1. Khi có quyết định của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở giam giữ khác.
2. Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án.
3. Khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình.

Theo đó, cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây:

- Khi có quyết định của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở giam giữ khác.

- Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án.

- Khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình.

Các bước giải quyết quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 26 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết như sau:

Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết
1. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền để tiến hành xác định nguyên nhân chết; đồng thời, thông báo cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người chết. Đại diện cơ sở giam giữ phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Trường hợp người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ quan lãnh sự và thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý vụ án thực hiện.
2. Cơ sở giam giữ làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
3. Khi Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đồng ý cho làm các thủ tục an táng người chết thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của người chết.
Trường hợp thân nhân người chết có văn bản yêu cầu thì bàn giao thi hài đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức an táng. Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị được nhận tro cốt hoặc hài cốt sau khi an táng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ trao đổi với chính quyền địa phương giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc an táng phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế và của chính quyền địa phương.
....

Theo đó, đối với trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết thì được xử lý như sau:

Bước 1: Thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức bảo vệ hiện trường và thông báo ngay cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền để tiến hành xác định nguyên nhân chết.

Đồng thời thông báo cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người chết.

Đại diện cơ sở giam giữ phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.

Lưu ý: Trường hợp người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ quan lãnh sự và thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý vụ án thực hiện.

Bước 2: Cơ sở giam giữ làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Bước 3: Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của người chết khi Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đồng ý cho làm các thủ tục an táng người chết.

Trường hợp thân nhân người chết có văn bản yêu cầu thì bàn giao thi hài đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường.

Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức an táng.

Đối với người nước ngoài thì thực hiện theo theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc sự thỏa thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết.

Trường hợp chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế tương ứng hoặc giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết không thỏa thuận thống nhất được về giải quyết trường hợp cụ thể hoặc không xác định được quốc tịch của người chết thì giải quyết như đối với người Việt Nam bị tạm giữ, tạm giam chết.

Trân trọng!

Tạm giam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tạm giam
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản bắt bị can để tạm giam mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị tạm giam không được gặp thân nhân trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam thuộc về ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được tiếp tục tạm giam sau khi phát hiện người đang bị tạm giam mang thai hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Phân biệt tạm giam và tạm giữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được giam giữ chung buồng giam đối với những người cùng tham gia một vụ án hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm giam bao lâu thì được gặp mặt? Thời gian tạm giam tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm giam là gì? Người bị tạm giam được gặp thân nhân mấy lần trong tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nhận bảo lĩnh sẽ bị phạt tiền nếu bị can, bị cáo bỏ trốn?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin thăm gặp người bị tạm giam mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tạm giam
Đinh Khắc Vỹ
2,042 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào