Viết biển hiệu quảng cáo của doanh nghiệp như thế nào cho chính xác?
Viết biển hiệu quảng cáo của doanh nghiệp như thế nào cho chính xác?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 quy định về biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau:
Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh
1. Biển hiệu phải có các nội dung sau:
a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Địa chỉ, điện thoại.
2. Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật này.
3. Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
a) Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
4. Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
5. Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Theo đó, biển hiệu quảng cáo của doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
- Tên doanh nghiệp theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Địa chỉ, số điện thoại;
- Chữ viết thể hiện trên biển hiệu quảng cáo tuân theo quy định tại Điều 18 Luật Quảng cáo 2012;
- Nếu biển hiệu quảng cáo theo khổ ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
- Nếu biển hiệu quảng cáo theo khổ dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét, chiều cao tối đa là 04 mét nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
- Biển hiệu quảng cáo không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Viết biển hiệu quảng cáo của doanh nghiệp như thế nào cho chính xác? (Hình từ Internet)
Hành vi treo biển hiệu quảng cáo không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 1, điểm b khoản 5 Điều 42 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo như sau:
Vi phạm quy định về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Không ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung tên, địa chỉ của người thực hiện quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Căn cứ theo quy định trên thì hành vi treo biển hiệu quảng cáo không đúng nơi quy định sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Riêng đối với tổ chức vi phạm thì sẽ chịu mức phạt gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng một hành vi vi phạm, theo quy định tại khoản 2 khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính thì cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo gỡ biển hiệu quảng cáo đã treo không đúng nơi quy định.
Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Quảng cáo 2012 quy định như sau:
Trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Xây dựng và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực;
b) Điều chỉnh quy hoạch quảng cáo theo các giai đoạn phù hợp với sự phát triển của địa phương;
c) Niêm yết văn bản quy hoạch và bản vẽ chi tiết quy hoạch tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương;
d) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời.
2. Bộ Xây dựng có trách nhiệm:
a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về phương tiện quảng cáo ngoài trời trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực;
b) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ có liên quan hướng dẫn các địa phương quy hoạch quảng cáo theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành.
Như vậy, trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng, cụ thể đó là:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
+ Xây dựng và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày 01/01/2013;
+ Điều chỉnh quy hoạch quảng cáo theo các giai đoạn phù hợp với sự phát triển của địa phương;
+ Niêm yết văn bản quy hoạch và bản vẽ chi tiết quy hoạch tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương;
+ Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời.
- Bộ Xây dựng có trách nhiệm:
+ Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về phương tiện quảng cáo ngoài trời trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày 01/01/2013;
+ Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ có liên quan hướng dẫn các địa phương quy hoạch quảng cáo theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?