Yêu cầu về thông tin bảo mật trong việc thực hiện đánh giá và công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17011:2017?

Yêu cầu về thông tin bảo mật trong việc thực hiện đánh giá và công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp được quy định như thế nào? Chị Như - Hà Nội

Yêu cầu về thông tin bảo mật trong việc thực hiện đánh giá và công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17011:2017?

Căn cứ tại Tiểu mục 8.1 Mục 8 TCVN ISO/IEC 17011:2017 có yêu cầu về thông tin bảo mật như sau:

- Tổ chức công nhận, thông qua các thỏa thuận có giá trị pháp lý, phải chịu trách nhiệm quản lý tất cả thông tin thu được hoặc tạo ra trong quá trình công nhận. Tổ chức công nhận phải báo trước cho tổ chức đánh giá sự phù hợp về thông tin mình dự định công khai.

Trừ những thông tin tổ chức đánh giá sự phù hợp công khai, hoặc có sự thống nhất giữa tổ chức công nhận và tổ chức đánh giá sự phù hợp (ví dụ với mục đích đáp ứng khiếu nại), tất cả các thông tin khác thu thập được trong quá trình công nhận đều được coi là thông tin độc quyền và phải được giữ bí mật.

- Khi tổ chức công nhận được yêu cầu bởi luật hoặc được sự cho phép theo thỏa thuận hợp đồng đối với việc công bố thông tin bí mật, thì tổ chức đánh giá sự phù hợp phải được thông báo về thông tin được cung cấp, trừ khi luật pháp ngăn cấm.

- Thông tin về tổ chức đánh giá sự phù hợp thu được từ các nguồn khác ngoài tổ chức đánh giá sự phù hợp (ví dụ bên khiếu nại, tổ chức quản lý) phải được giữ bí mật giữa tổ chức đánh giá sự phù hợp với tổ chức công nhận. Bên cung cấp (nguồn) thông tin này phải bí mật đối với tổ chức công nhận và không được chia sẻ với tổ chức đánh giá sự phù hợp, trừ khi được đồng ý của bên cung cấp.

- Nhân sự, bao gồm thành viên của ban bất kỳ, nhà thầu, nhân sự của tổ chức bên ngoài hoặc cá nhân hành động với danh nghĩa của tổ chức công nhận, phải giữ bí mật tất cả các thông tin thu thập được hoặc tạo ra trong quá trình thực.

Yêu cầu về thông tin bảo mật trong việc thực hiện đánh giá và công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17011:2017?

Yêu cầu về thông tin bảo mật trong việc thực hiện đánh giá và công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17011:2017? (Hình từ Internet)

Quản lý năng lực trong việc thực hiện đánh giá và công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17011:2017?

Căn cứ tại mục 6.1.3 Mục 6 TCVN ISO/IEC 17011:2017 quy định về việc quản lý năng lực trong việc thực hiện đánh giá và công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp, cụ thể:

[1] Tổ chức công nhận phải:

- Thiết lập và áp dụng các quá trình dạng văn bản đối với việc xem xét đánh giá lần đầu và theo dõi liên tục nhân sự tham gia vào quá trình công nhận;

- Đảm bảo các phương pháp xem xét đánh giá đều có hiệu lực để chứng tỏ năng lực nhân sự của tổ chức công nhận;

- Trước khi thực hiện các hoạt động công nhận, trao quyền cho nhân sự thực hiện các hoạt động của quá trình công nhận.

- Tổ chức công nhận phải có quá trình bằng văn bản đối với việc lựa chọn, đào tạo và trao quyền chính thức cho chuyên gia đánh giá.

[2] Tổ chức công nhận phải có quá trình bằng văn bản để lựa chọn và trao quyền cho chuyên gia kỹ thuật và cho họ làm quen với các yêu cầu và thủ tục liên quan được sử dụng trong quá trình công nhận.

- Việc xem xét đánh giá năng lực lần đầu của chuyên gia đánh giá phải bao gồm xác định khả năng ứng dụng các kiến thức và kỹ năng cần thiết vào quá trình đánh giá.

[3] Tổ chức công nhận phải nhận biết các nhu cầu đào tạo và phải tạo sự tiếp cận tới các đào tạo cụ thể để đảm bảo tất cả nhân sự tham gia vào quá trình công nhận đều có năng lực đối với các hoạt động công nhận mà họ thực hiện.

[4] Phải có quá trình bằng văn bản đối với việc theo dõi năng lực và kết quả thực hiện của tất cả các nhân sự tham gia vào hoạt động đánh giá dựa trên tần suất tham gia của họ và mức rủi ro liên quan tới hoạt động công nhận mà họ thực hiện. Cụ thể là, tổ chức công nhận phải xem xét và lưu hồ sơ năng lực nhân sự của mình có tính đến kết quả thực hiện của họ nhằm thực hiện các hành động khắc phục thích hợp.

[5] Tổ chức công nhận phải theo dõi từng chuyên gia đánh giá liên quan đến từng chương trình công nhận mà chuyên gia đó được trao quyền. Các quá trình theo dõi chuyên gia đánh giá bằng văn bản phải bao gồm kết hợp đánh giá tại chỗ, xem xét báo cáo đánh giá và phản hồi từ nhân sự, tổ chức đánh giá sự phù hợp hoặc từ các bên quan tâm khác.

[6] Mỗi chuyên gia đánh giá phải được định kỳ giám sát trong khi đánh giá. Điều này phải được thực hiện ít nhất ba năm một lần, trừ khi có đủ bằng chứng chứng minh rằng chuyên gia đánh giá đó vẫn duy trì năng lực thực hiện. Khi khoảng thời gian giám sát được kéo dài, phải đưa ra được lý giải.

Nhân sự tham gia vào quá trình công nhận được quy định như thế nào trong việc thực hiện đánh giá và công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp?

Căn cứ tại mục 6.2 Mục 6 TCVN ISO/IEC 17011:2017 quy định về nhân sự tham gia vào quá trình công nhận như sau:

6.2 Nhân sự tham gia vào quá trình công nhận
6.2.1 Tổ chức công nhận phải có sự tiếp cận với đủ nhân sự có năng lực để quản lý và hỗ trợ tất cả các hoạt động công nhận cho tất cả các chương trình công nhận.
...

Như vậy, tổ chức công nhận phải có sự tiếp cận với đủ nhân sự có năng lực để quản lý và hỗ trợ tất cả các hoạt động công nhận cho tất cả các chương trình công nhận.

- Tổ chức công nhận phải có các thoả thuận có hiệu lực yêu cầu tất cả nhân sự tuân thủ các chính sách hiện hành và thực hiện các quá trình theo quy định của tổ chức công nhận.

Các thoả thuận phải đề cập đến các khía cạnh liên quan đến tính bảo mật và khách quan và phải yêu cầu tất cả nhân sự phải thông báo cho tổ chức công nhận về bất kỳ mối quan hệ hiện tại, trước đây hoặc sắp tới, có thể tổn hại đến tính khách quan.

- Tổ chức công nhận phải để chuyên gia đánh giá và chuyên gia kỹ thuật tiếp cận các bộ thủ tục dạng văn bản mới nhất đưa ra các chỉ dẫn đánh giá và toàn bộ thông tin liên quan về quá trình công nhận.

Trân trọng!

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về các loại phép thử trong lựa chọn người thử nghiệm nhân trắc sản phẩm công nghiệp theo TCVN 7633:2007?
Hỏi đáp Pháp luật
Đường ô tô lâm nghiệp được chia làm mấy cấp theo TCVN7025:2002?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp sắc ký lỏng để xác định hàm lượng vitamin D3 trong sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh theo TCVN 11675 : 2016?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản trị dự án có thể bao gồm các vấn đề nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô phải có trang thiết bị, dụng cụ tối thiểu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Sức chứa tối thiểu và tối đa của nhà văn hóa thể thao là bao nhiêu người theo TCVN 9365:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị được thiết kế quy hoạch gồm mấy loại theo TCVN 9257:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro an toàn thông tin được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10295 : 2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý các công trình thể thao theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4603:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Khuôn khổ theo dõi và đo lường sự thỏa mãn của khách hàng được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10004:2015?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Nguyễn Thị Hiền
346 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào