Tội chống loài người theo Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành có mức phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi tội chống loài người theo Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành có mức phạt như thế nào? Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định có bao nhiêu loại tội phạm? Mong được giải đáp!

Tội chống loài người theo Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành có mức phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 422 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội chống loài người như sau:

Tội chống loài người
1. Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà thực hiện hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó hoặc thực hiện hành vi diệt chủng khác hoặc thực hiện hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Như vậy, người nào có những hành vi sau trong thời bình hay trong chiến tranh thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội chống loài người:

- Tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực;

- Phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền;

- Làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó.

- Thực hiện hành vi diệt chủng khác;

- Thực hiện hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên.

Người phạm tội chống loài người bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Trường hợp người phạm tội chống loài người do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Tội chống loài người theo Bộ Luật Hình sự Việt Nam hiện hành có mức phạt như thế nào?

Tội chống loài người theo Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành có mức phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định có bao nhiêu loại tội phạm?

Căn cứ Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định phân loại tội phạm như sau:

Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
...

Theo quy định trên, có 04 loại tội phạm như sau:

(1) Tội phạm ít nghiêm trọng

Tội phạm ít nghiêm trọng có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

(2) Tội phạm nghiêm trọng

Tội phạm nghiêm trọng có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

(3) Tội phạm rất nghiêm trọng

Tội phạm rất nghiêm trọng có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

(4) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Người phạm tội chống loài người bị bệnh hiểm nghèo thì có tạm đình chỉ điều tra không?

Căn cứ khoản 1 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định tạm đình chỉ điều tra:

Tạm đình chỉ điều tra
1. Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra;
b) Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;
c) Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
d) Khi không thể kết thúc điều tra vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh nhưng đã hết thời hạn điều tra.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và thủ trưởng các cơ quan khác có liên quan quy định chi tiết điểm này.
...

Như vậy, người phạm tội chống loài người bị bệnh hiểm nghèo mà có kết luận giám định tư pháp xác định là bị bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;

Trân trọng!

Tội chống loài người
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội chống loài người
Hỏi đáp Pháp luật
Tội chống loài người theo Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành có mức phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội chống loài người
Phan Vũ Hiền Mai
1,883 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào