Huân chương kháng chiến và Huy chương kháng chiến giống và khác gì nhau?
Huân chương kháng chiến và Huy chương kháng chiến giống và khác gì nhau?
Trên thực tế, Huân chương kháng chiến và Huy chương kháng chiến giống và khác nhau như sau:
[1] Giống nhau: Huân chương kháng chiến và Huy chương kháng chiến đều là phần thưởng cao quý do Nhà nước Việt Nam trao tặng cho những cá nhân có công lao to lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống giặc cụ thể:
- Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân, gồm quân đội và công an.
- Cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và cán bộ các đoàn thể, kể cả công nhân quốc phòng và thanh niên xung phong.
- Cán bộ xã, phường, thôn, ấp, cán bộ hợp tác xã, tự vệ và dân quân du kích.
- Những người không phải là cán bộ, chiến sĩ mà có thành tích kháng chiến chống mỹ, cứu nước.
*Mốc thời gian để xét khen thưởng chung cho cả nước tính từ ngày 20-7-1954 đến ngày 30-4-1975.
(Theo Điều 1 Điều lệ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ban hành kèm theo Nghị quyết 47-NQ/HĐNN7 năm 1981)
[2] Khác nhau:
(Theo Điều 2 Điều lệ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ban hành kèm theo Nghị quyết 47-NQ/HĐNN7 năm 1981)
Tiêu chí | Huân chương kháng chiến | Huy chương kháng chiến |
Thời gian tham gia kháng chiến | Từ 10 năm trở lên | Từ 05 năm trở lên |
Hạng | Có 03 hạng: - Huân chương kháng chiến hạng nhất tặng thưởng những người tham gia kháng chiến 20 năm. - Huân chương kháng chiến hạng nhì tặng thưởng những người tham gia kháng chiến từ 15 năm đến dưới 20 năm, - Huân chương kháng chiến hạng ba tặng thưởng những người tham gia kháng chiến từ 10 năm đến dưới 15 năm. | Có 02 hạng, cụ thể: - Huy chương kháng chiến hạng nhất tặng thưởng những người tham gia kháng chiến từ 7 năm đến dưới 10 năm. - Huy chương kháng chiến hạng nhì tặng thưởng những người tham gia kháng chiến từ 5 năm đến dưới 7 năm. |
Chế độ ưu đãi | Cao hơn | Thấp hơn |
Huân chương kháng chiến và Huy chương kháng chiến giống và khác gì nhau? (Hình từ Internet)
Căn cứ giải quyết chế độ cho người có công giúp đỡ cách mạng là gì?
Theo quy định Điều 68 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, căn cứ giải quyết chế độ cho người có công giúp đỡ cách mạng bao gồm:
- Giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công”, Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945; Huân chương Kháng chiến; Huy chương Kháng chiến.
- Quyết định tặng thưởng Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến.
- Giấy xác nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và quá trình tham gia giúp đỡ cách mạng của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện trở lên đối với trường hợp không có tên trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có tên trong hồ sơ khen thưởng.
Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ cho người có công giúp đỡ cách mạng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 69 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ cho người có công giúp đỡ cách mạng cụ thể như sau:
Bước 1: Cá nhân lập bản khai theo Mẫu số 11 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP, kèm một trong các giấy tờ làm căn cứ giải quyết chế độ cho người có công giúp đỡ cách mạng gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.
Trường hợp chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì kèm theo giấy báo tử hoặc trích lục khai tử.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai, lập danh sách gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 67 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, thời điểm hưởng chế độ cho người có công giúp đỡ cách mạng như sau:
[1] Hưởng trợ cấp hằng tháng kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi đối với :
- Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến.
[2] Hưởng trợ cấp một lần kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi đối với người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?