Thủ tục thay đổi kế toán trưởng với cơ quan thuế như thế nào?
Thủ tục thay đổi kế toán trưởng với cơ quan thuế như thế nào?
Căn cứ theo Điều 59 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế như sau:
Điều 59. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế
1. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trừ thay đổi phương pháp tính thuế, doanh nghiệp gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Sau khi tiếp nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nhập dữ liệu vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và truyền thông tin sang Hệ thống thông tin đăng ký thuế. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:
Điều 31. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
c) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
.....
Thông qua quy định trên, việc thay đổi kế toán trưởng của doanh nghiệp thuộc trường hợp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Chính vì vậy, doanh nghiệp khi thay đổi kế toán trưởng không cần thông báo với cơ quan thuế.
Thay vào đó, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế với Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thủ tục thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (theo Phụ lục 2-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
- Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của kế toán trưởng mới
- Văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật)
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dịch vụ (nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Tiếp nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nhập dữ liệu vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và truyền thông tin sang Hệ thống thông tin đăng ký thuế.
Thủ tục thay đổi kế toán trưởng với cơ quan thuế như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn đối với kể toán trưởng như thế nào?
Theo Điều 54 Luật Kế toán 2015 quy định về kế toán trưởng như sau:
Điều 54. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.
Như vậy, tiêu chuẩn đối với kế toán trưởng được quy định như sau:
[1] Các tiêu chuẩn chung như sau:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
[2] Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên.
[3] Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.
[4] Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
Kế toán trưởng có quyền và trách nhiệm gì?
Căn cứ tại Điều 55 Luật Kế toán 2015, kế toán trưởng có quyền và trách nhiệm như sau:
[1] Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán.
- Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định Luật Kế toán 2015.
- Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
[2] Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
[3] Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài ra còn có các quyền sau đây:
- Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ.
- Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng.
- Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định.
- Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?